Từ núm vú của nam giới cho tới răng khôn – đây là bảy bộ phận trên cơ thể bạn thực sự chẳng cần đến chúng.
Phải mất tới sáu triệu năm để loài người có thể tiến hóa từ tổ tiên xa xưa thành chính chúng ta ngày nay.
Bất ngờ ở chỗ, sinh lý của chúng ta cũng đã thay đổi theo – nhưng không phải sự thay đổi nào cũng tốt hơn trước.
Thực sự, có rất nhiều bộ phận trên cơ thể từng rất hữu dụng, nhưng rồi dần dần trở nên vô dụng.
Xương cụt
Loài người giờ chẳng cần đến đuôi nữa. Chúng ta quá giỏi trong việc giữ thăng bằng mà không cần đến chúng. Tuy nhiên, hầu hết động vật có vũ sẽ có đuôi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình, cho dù chúng sẽ mất nó ngay vào lúc được sinh ra. Khoảng từ tuần thứ năm tới tám sau khi thụ thai, phôi thai của con người dường như phát triển thứ gì đó giống như một cái đuôi khi ở trong bụng mẹ, nhưng vào lúc được sinh ra, nó sẽ bị thu vào trong các đốt sống.
Núm vú của nam giới
Về cơ bản, đàn ông có núm vú chỉ vì họ từng có thể sẽ là phụ nữ.
Nam và nữ phát triển theo cách giống hệt nhau trong vòng 60 ngày đầu trong bụng mẹ. Với những ai có nhiễm sắc thể Y thì testosterone sẽ bắt đầu hoạt động, khiến cho các bộ phận sinh dục nam phát triển thay vì nữ.
Vào thời điểm đó, bạn vốn đã có núm vú mất rồi. Nhưng bởi vì việc có núm vú chẳng hề gây hại gì cả, chúng sẽ chẳng bị loại bỏ bởi chọn lọc tự nhiên – nên ai cũng sẽ có chúng trên người.
Răng khôn
Hàm của con người thu nhỏ lại dần theo thời gian, và kết quả là ta chẳng thể nhét vừa những cái răng khôn vào đó nữa.
Thực tế, rất nhiều người không thể mọc vừa hết tất cả răng của mình. Khoảng 1 trong 5 người bị ảnh hưởng bởi “Răng chật chội”, nên sẽ không cần phải mọc hết tất cả răng khi trưởng thành.
Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng hàm của chúng ta trở nên nhỏ hơn bởi ta đã ăn uống theo cách khác hẳn – không còn phải nhai rau củ sống và những miếng thịt dai ngoách.
Một vài nhà khoa học thì nghĩ rằng việc cải thiện vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng phần nào. Trước đây, chúng ta chẳng thể chăm sóc răng miệng được như bây giờ nên việc rụng mất vài cái là hoàn toàn có thể, và sẽ có những khoảng trống để răng khôn mọc lên.
Nốt nổi da gà
Tổ tiên của chúng ta có rất nhiều lông và nổi da gà khiến cho họ nhìn vào trở nên to lớn hơn nhiều, điều này được cho rằng khiến cho những kẻ săn mồi không dám lại gần (giống như việc nhưng con mèo dựng lông lên khi giận dữ vậy). Bởi vậy đây là lí do ta nổi da gà khi sợ hãi. Chúng cũng nổi lên khi gặp lạnh, bởi xù lông lên cũng từng giúp chúng ta ấm áp hơn. Giờ đây, những nốt nổi da gà hầu như chẳng có tác dụng gì.
Mí mắt thứ ba
Ở đuôi mắt của mỗi người, ngay sát mũi của bạn, có một chút da thực sự chẳng cần thiết phải có ở đó. Thứ này được gọi là plica semilunaris, màng mắt. Chim chóc và bò sát có những mí mắt phụ trong suốt để chúng có thể dùng để bảo vệ mắt hay giữ ẩm trong khi vẫn có thể đảm bảo thị giác.
Phản xạ nắm bắt
Nếu bạn đặt thứ gì đó vào tay một đứa bé, chúng sẽ nắm lấy nó ngay lập tức. Khi chúng ta vẫn còn lông, điều này có nghĩa là những đứa bé có thể nắm vào đó để không bị rơi xuống, giống như lũ khỉ ngày nay vậy. Và người mẹ có thể làm những việc hàng ngày mà không phải bận tay chút nào.
Tai (Thực ra là một phần của chúng)
Rõ ràng, tai rất có ích, nhưng có rất nhiều phần trên tai mà chúng ta chẳng hề cần tới chúng. Có một nhóm cơ tên là auriculares, chúng khiến ta có thể cử động tai của mình. Không giống như một số loài động vật như khỉ hay mèo cần phải cử động tai để có thể nghe tốt hơn, chúng ta hầu như thực hiện tốt các chức năng của tai mà chẳng phải di chuyển nó về phía nào cả. Hầu như mọi lúc ta chẳng dùng đến những cơ này – một vài người có thể vẩy tai của họ, nhưng điều này cũng chẳng khiến cho họ nghe tốt hơn.
Với tổ tiên của chúng ta, thứ này có lẽ không phải thừa thãi khi ta đã từng cần chúng để cử động tai nhằm tăng cường thính giác.
Theo Independent.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"