Con đường đến Product Hunt của Code4Startup (Phần cuối)

    Tuấn Anh,  

    Product Hunt là cộng đồng mà bất cứ startup nào cũng muốn chinh phục.

    Tiếp tục bài viết về con đường đưa Code4Startup của founder người Việt - Leo Trieu đến với cộng đồng Product Hunt (PH), trong phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bước thứ 3 và cũng là bước cuối cùng của quá trình.

    Bạn đọc có thể tham khảo lại bài viết bao gồm Giai đoạn 1 và 2 tại đây hoặc đọc thêm bài chia sẻ về việc gọi vốn thành công của Leo Trieu trên KickStarter ở đường link cuối bài viết này.

    Giai đoạn 3: Post Launch (Khoảng thời gian 24 - 48 giờ sau khi launch sản phẩm trên PH)

    Trên Code4Startup.com bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh founder Leo Trieu đang bế con cùng những dòng tự sự "kể lể" ngay trên trang chủ. Chính bức hình đã thu hút được sự chú ý của các kênh truyền thông và tạo được luồng dư luận, mặc dù nó không được chủ định từ trước mà chỉ đến theo phản xạ tự nhiên. Phần này sẽ được giải thích ở cuối bài viết.

    Ở giai đoạn này có một mẹo nhỏ, đó là ngay trong trang chủ của website (landing page), bạn nên để một đường link đến sản phẩm của mình trên PH. Đó có thể là một to bar ngay trên cùng với dòng chữ "[ABC] has been seen on Product Hunt with love ♥" (tạo một thứ gì đó thật vui và đơn giản), điều này giúp ích rất nhiều bởi khi người dùng vào website thì họ có thể nhìn thấy ngay và khả năng cao họ sẽ click vào đó và vote.

    Bên cạnh đó, bạn cần liên tục để mắt đến những kênh kết nối trên mạng xã hội của mình như Twitter, Facebook, Slack, Reddit,... để xem có bình luận hoặc câu hỏi nào liên quan cần trả lời hoặc giải đáp hay không, thậm chí đưa ra các hot offter cho new visitor thời điểm này.

    Một số startup khác thậm chí còn có những ưu tiên đặc biệt (discounts, special offters) cho thành viên hoặc người dùng PH để khuyến khích họ share hoặc viết bài liên quan đến sản phẩm của mình. Nếu làm điều này, sản phẩm của bạn sẽ được đánh dấu ngôi sao vàng (star) và dễ dàng nhận dạng hơn trên danh sách sản phẩm ngày hôm đó.

    Trong giai đoạn 3, việc có nhiều người biết đến trang web của bạn đồng nghĩa với sẽ có nhiều luồng ý kiến bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Từ kinh nghiệm bản thân, chúng ta cần hết sức bình tĩnh trước những nhận định, cho dù chúng mang tính công kích và không khách quan. Kể cả với những lời góp ý chân thành, chúng ta cũng nên bình tĩnh, sáng suốt tiếp thu, không nhất thiết vội vàng thay đổi ngap lập tức để làm vừa lòng các "thượng đế", tránh tình trạng "đẽo cày giữa đường".

    Bài học của Code4Startup là Tùy cơ - Ứng biến:

    - Tùy cơ: Khi Code4Startup được nhiều người biết đến trên PH, một làn sóng không nhỏ phủ đầy mail, twitter, facebook của founder với rất nhiều ý kiến phản hồi. Ý kiến có đủ cả khen và chê, trong ngày đầu tiên tỷ lệ khen chiếm 30% và chê lên tới 70%, điều này khiến team vô cùng thất vọng và có chút nản chí.

    Sau khi bình tĩnh hơn, cả team đã cố gắng xem xét các dữ liệu phân tích video (Wistia có chức năng bản đồ nhiệt cho video) thì thấy rằng phần lớn người xem không xem hết quá 20 giây đói với video đầu tiên của khóa học, ở thời điểm đó website chỉ có duy nhất 2 khóa học (Lưu ý: Code4Startup là một dịch vụ có dạng phòng học lập trình trực tuyến). Cuối cùng nhóm đã phát hiện ra một điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là mấu chốt: Mọi người đã mong đợi một trường học lập trình LỚN và một đội ngũ giáo viên hùng hậu cùng nhiều hóa học tương tự lynda.com hoặc codeschool.com. Ngay khi họ nghe một giọng nói không phải chuẩn Anh, họ sẽ "nghỉ chơi", không quan tâm phía sau là gì.

    Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì để lật ngược thế cờ? Vui lòng xem phần Ứng biến.

    - Ứng biến: Bệnh ở đâu thì trị ở đó. Khi người dùng mong đợi một codeschool lớn tầm cỡ mới ra đời thì chúng ta cần chỉ ngay ra cho họ rằng không cần phải nhwof đến một công ty lớn mới có thể giúp họ. Một cá nhân không phỉ là "Native English Speaker" cũng có thể hiện thực hóa giấc mơ của họ.

    Ngay lập tức, Leo Trieu sử dụng hình ảnh anh và con trai cùng một vài dòng chia sẻ "đơn giản và mộc mạc" nhất, kể cho họ nghe mình là ai, tạo ra startup này trong hoàn cảnh nhiều thử thách thế nào nhưng vẫn không bỏ cuộc bởi một niềm tin vững chắc vào giấc mơ: "Dạy lập trìh cho hàng triệu người trên thế giới và truyền cảm hứng cho họ có thêm động lực để vươn lên".

    Giải pháp tưởng chừng đơn giản nhưng chỉ khoảng 5 tiếng sau khá nhiều bài báo, blog cá nhân và các trang công nghệ đều đưa tin về điều này và đây chính là đỉnh điểm để Code4Startup có thể thu hút nhiều sự chú ý đến thế. Có rất nhiều người dùng trên thế giới gửi thư, ngỏ ý muốn giúp team transcript các khóa hoặc hay hỗ trợ làm video miễn phí. Sau đó là hiệu ứng domino, càng có nhiều người tỏ ra hiểu và đồng cảm và họ cũng tò mò hơn về các khóa học, họ xem nhiều hơn, thực sự bị thuyết phục về những giá trị mà Code4Startup mang tới.

     Những lời động viên được gửi tới liên tiếp.

    Những lời động viên được gửi tới liên tiếp.

    Nếu hỏi về câu chiến lược ở đây là gì, thi chỉ có một câu nói: Đằng sau mỗi startup luôn là một câu chuyện đáng chia sẻ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày