Khoảng 5.000 năm trước, con người đã sử dụng công cụ bằng đá thô sơ để chọc một lỗ trên đầu con bò khiến các nhà khoa học phải đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là ca phẫu thuật sọ động vật sớm nhất của nhân loại?
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hộp sọ của một con bò thời cổ đại đã được khai quật trong một thời gian dài từ năm 1975 đến năm 1985 tại địa điểm thời kỳ đồ đá mới Vende Champ-Durand, bờ biển phía tây Đại Tây Dương của Pháp.
Một phân tích cho thấy hộp sọ của con bò này có thể được bắt nguồn từ giữa những năm 3400 trước Công nguyên tới năm 3000 trước Công nguyên.
Một hình ảnh kỹ thuật số 3D của hộp sọ bò và cái lỗ bí ẩn có diện tích gần 10cm có thể được coi là bằng chứng của phẫu thuật khoan sọ - còn được gọi là trephination, được biết đến như một trong những thủ thuật y học lâu đời nhất trong lịch sử loài người.
Trước đây, khi mới được phát hiện, những nhà khảo cổ cho rằng con bò này có thể đã chết do vết thương từ sừng của một con bò khác gây ra, nhưng theo phân tích hộp sọ cho thấy con vật này đã hoàn toàn trưởng thành và lỗ thủng trên hộp sọ lại là một lỗ khoan do con người tạo ra, có vẻ như nó đã được con người thời đó "phẫu thuật".
Nếu quả đúng như vậy thì đây được coi là bằng chứng của phẫu thuật khoan sọ - còn được gọi là trephination, được biết đến như một trong những thủ thuật y học lâu đời nhất trong lịch sử loài người.
Các nhà nghiên cứu cho biết hiện vẫn không rõ con bò đó đã chết hay vẫn còn sống trong quá trình phẫu thuật, nhưng nếu còn sống thì con bò đó cũng không thể tồn tại được lâu vì hộp sọ không có dấu hiệu của việc lành lại.
Qua những phân tích dưới kính hiển vi điện tử cho thấy lỗ thủng này không thể là do tự nhiên hay do va đập, nó được cắt và khoan bởi những dụng cụ qua bàn tay chế tạo của con người.
Giám đốc nghiên cứu Fernando Ramirez Rozzi, người đứng đầu nghiên cứu tại Trung tâm tiến hóa con người tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia ở Toulouse, Pháp cho biết: "Mục tiêu của phẫu thuật này vẫn còn là một bí ẩn. Nếu quá trình khoét sọ này có mục đích cứu sống con bò thì đây có thể được coi là cuộc phẫu thuật sọ sớm nhất mà nhân loại từng được biết tới".
Một số ý kiến cho rằng vào thời cổ đại con người tin rằng việc khoan sọ là một cách để chữa trị nhiều bệnh khác nhau như động kinh, giảm đau hay những trấn thương ở đầu, một số khác lại tin rằng việc phẫu thuật khoan sọ này cũng xuất hiện trên con người và được sử dụng để tích linh hồn ra khỏi cơ thể vật chủ trong một số nghi thức tế lễ cổ đại.
Nhà nhân chủng học sinh học Ramirez Roche thuộc Bảo tàng Nhân loại của Bảo tàng Nhân chủng học Paris cho biết, người Neolithic cũng có thể đã sử dụng con bò này để để thí nghiệm trước khi nó được áp dụng cho con người.
Theo Surgical Neurology International có khoảng 1.500 hộp sọ người đã trải qua quá trình phẫu thuật khoan sọ được tìm thấy trên khắp thế giới tại châu Âu, Scandivania, Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc đến Nam Mỹ (đặc biệt nhiều ở Peru).
Các nhà khoa học tại Nga cũng phát hiện một chiếc hộp sọ người tại khu mai táng Anzhevsky, chiếc hộp sọ có niên đại khoảng 3.000 năm với một lỗ thủng to ở thùy đỉnh bên trái. Các nhà khoa học cho rằng lỗ thủng là kết quả của một ca phẫu thuật khoan sọ trong đó nấm ma thuật, cần sa và thậm chí cả nhịp gõ trống giúp giảm cơn đau do dụng cụ phẫu thuật nguyên thủy gây ra.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cái cảm giác được ở nhà ngày bão lại yên bình đến lạ?
Giống như một bào thai nằm yên ổn bên trong bụng mẹ, người lớn cũng sẽ cảm thấy ấm cúng, khi được nghỉ ngơi ở nhà ngày mưa bão.
Ra mắt smartphone mỏng chỉ 7.69mm mà pin tận 6.500mAh, mức giá lại vô cùng hợp lý