Con người liệu có muốn bắt tay với trí tuệ nhân tạo?
Sẽ thế nào nếu cả con người và trí tuệ nhân tạo kết hợp để tạo ra những hàng rào an ninh mạng?
Một dự án mới của Viện công nghệ Massachusetts được xây dựng theo tiền đề kết hợp trí thông minh nhân tạo và trí tuệ con người để khắc phục các lỗ hổng an ninh mạng. Dự án này đã nhận được những kết quả khá khả quan.
Các nhà nghiên cứu của phòng nghiên cứu khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) kết hợp cùng với startup máy học PatternEx đã phát triển một nền tảng có tên "AI bình phương" , nền tảng mới này có thể nhận diện được 85% các vụ tấn công trên mạng.
Số lượng các vụ “dự báo nhầm” cũng sẽ được giảm đi theo cấp số mũ, đúng như tên gọi của dự án này.
Trong 3 tháng, hệ thống cảnh báo an ninh mạng này được thử nghiệm với 3.6 tỷ file dữ liệu của người dùng. Nó hoạt động như một hệ thống phân tích thực tế ảo, liên tục tạo ra các mẫu nguy hại mới và sau đó sẽ tự tinh chỉnh những mẫu này, nghĩa là nó có thể tự cải thiện hiệu suất làm việc của mình rất nhanh và hiệu quả.
Trong giới an ninh mạng, các công nghệ được con người điều khiển thường dựa vào những quy tắc lập ra bởi các chuyên gia, và do đó các cuộc tấn công sẽ không thể lường trước khi chúng biết được quy tắc của các công ty an ninh mạng.
Máy học lại tiếp cận bằng cách khác, nó phát hiện những tín hiệu bất thường sau đó gửi những dữ liệu bất thường đó cho con người điều tra.
Nhưng việc kết hợp con người cùng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống an ninh mạng lại không hề đơn giản, một phần bởi trở ngại phải tạo những thuật toán để đánh dấu dữ liệu an ninh mạng bằng tay.
Việc đánh dấu các dữ liệu an ninh mạng có thể được những “tình nguyện viên” trên những trang web crowdsourcing như Amazon Mechanical Turk, nhưng đối với những dữ liệu an ning mạng như “DDOS” thì phải cần tới những chuyên gia bảo mật thực sự mới làm được.
Con người liệu có muốn bắt tay với trí tuệ nhân tạo?
Nắm bắt được những hạn chế này, nền tảng "AI bình phương" sử dụng hệ thống máy học để tìm những lỗ hổng quan trọng nhất, sau đó nó sẽ lọc ra những dữ liệu quan trọng để những nhân viên phân tích bắt tay vào việc đánh dấu.
Trong ngày đầu tiên cho chạy thử, "AI bình phương" đã chọn ra được 200 dữ liệu bất thường bằng công nghệ máy học và sau đó gửi đến những chuyên gia con người. Những chuyên viên phân tích sau đó sẽ phân loại xem dữ liệu nào đúng là một cuộc tấn công thật.
Cuối cùng hệ thống máy học sẽ phân loại những dữ liệu nào bất thường nhưng không phải các cuộc tấn công, từ đó sẽ không chọn ra những dữ liệu bất thường tương tự như vậy nữa.
Sau một thời gian hoạt động, hệ thống đã cải thiện rất rõ rệt, số lượng dữ liệu cần phải phân tích giảm đáng kể nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Mặc dù chúng ta đang lo sợ trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong công việc, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng việc kết hợp AI với con người sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Sự kết hợp giữa con người và máy tính trong tương lai ở tất cả các lĩnh vực chắc chắn sẽ mang lại nhiều sự cải tiến mới.
Video mô tả quá trình hoạt động của hệ thống "AI bình phương":
Phương thức hoạt động của hệ thống "AI bình phương"
Tham khảo PCWorld
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"