Con sư tử sắt nặng 32 tấn tại Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm trước mưa gió, nhưng lại bị đổ do sự bảo vệ 'tự cho mình là đúng' của các chuyên gia!

    Đức Khương,  

    Con sư tử sắt nặng 32 tấn tại Trung Quốc là một minh chứng cho sự tồn tại lâu đời và giá trị to lớn của di sản văn hóa. Tuy nhiên, sự cố "bảo tồn" sai cách đã trở thành bài học đắt giá cho giới khảo cổ học Trung Quốc

    Sự khôn ngoan mà người cổ đại sở hữu có lẽ đã vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta ở giai đoạn này. Và những ví dụ như vậy có rất nhiều ở Trung Quốc: từ những ngôi mộ cổ, lăng của các hoàng đế đến từ các triều đại lớn cho đến tất cả các loại di tích văn hóa tinh xảo và khéo léo. Điều này không chỉ chứa đựng sự lao động vất vả của người lao động mà còn cả trí tuệ của người xưa. 

    Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ, kỹ thuật nên chúng ta không thể bảo quản đúng đắn hầu hết các sản phẩm của những trí tuệ này. Ví dụ, bức tượng sư tử cổ "Trấn Hải Hống" mà chúng ta sắp nói đến hôm nay đã từng tồn tại hàng nghìn năm nhưng giờ đây nó đang dần bị sụp đổ bởi sự bảo vệ "khéo léo" của các chuyên gia.

    Con sư tử sắt nặng 32 tấn tại Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm trước mưa gió, nhưng lại bị đổ do sự bảo vệ 'tự cho mình là đúng' của các chuyên gia!- Ảnh 1.

    Ở thành phố Thương Châu tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có một bức tượng sư tử vô cùng nổi tiếng có niên đại lên đến hơn 1.000 năm. Tượng sư tử đá này dài 6,264m, cao 5,47m và chiều rộng lên tới 2,918 m. Ước tính trọng lượng của nó vào khoảng 32 tấn.

    Trấn Hải Hống hiện tồn tại ở Thương Châu, Hà Bắc, theo suy đoán của các nhà sử học, nó được đúc vào khoảng năm 590 sau Công nguyên và có lịch sử hàng nghìn năm. Điều khiến vô số người kinh ngạc là nó không chỉ có kích thước khổng lồ và trọng lượng lên tới 32 tấn mà còn có hình dáng đầy uy nghiêm, sống động như thật. 

    Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia cho rằng đây là bức tượng sư tử này phỏng theo vật cưỡi yêu quý nhất của Văn Thù Bồ tát (theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn Thù Bồ tát là người được Phật Thích Ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây). Ngoài giả thiết cho rằng con sư tử sắt này là vật cưỡi của Văn Thù Bồ tát thì còn có truyền thuyết khác được lưu truyền trong nhân gian. Người ta cho rằng đây là thần vật có thể trấn áp sóng thần. Thương Châu nằm gần biển nên từ xa xưa người dân địa phương đã phải chống chọi với bão biển và sóng thần. Do đó nó mới có tên là Trấn Hải Hống.

    Có thể nói bức tượng sư tử này là báu vật vô giá cả về công nghệ chế tạo lẫn giá trị lịch sử. Tuy nhiên, kho báu vô giá như vậy đã hứng chịu nhiều thảm họa do con người gây ra kể từ thế kỷ 19.

    Con sư tử sắt nặng 32 tấn tại Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm trước mưa gió, nhưng lại bị đổ do sự bảo vệ 'tự cho mình là đúng' của các chuyên gia!- Ảnh 2.

    Trấn Hải Hống hướng mặt về phía Tây Nam với tư thế ngẩng cao đầu vô cùng dũng mãnh và uy nghi.

    Đầu tiên, vào năm 1803, do một cơn bão, bức tượng Trấn Hải Hống bị "thổi bay", tuy nhiên, các quan chức địa phương đã không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc và không muốn lãng phí tài chính, vật chất để giải cứu nên con sư tử sắt đã phải nằm dưới đất trong hơn 90 năm. 

    Và khi Trấn Hải Hống được "giải cứu", phía nơi bức tượng này tiếp xúc với mặt đất đã bị xói mòn nghiêm trọng. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn của tượng sư tử. Tuy nhiên, cơn ác mộng thứ hai đã sớm ập đến, theo thời gian, Trung Quốc bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ di tích văn hóa và nhờ các chuyên gia Liên Xô tư vấn về cách bảo tồn tượng sư tử. Kết quả là các chuyên gia Liên Xô đã có một hành động khiến cho nhiều người ở thời điểm hiện tại vẫn phải tiếc nuối!

    Con sư tử sắt nặng 32 tấn tại Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm trước mưa gió, nhưng lại bị đổ do sự bảo vệ 'tự cho mình là đúng' của các chuyên gia!- Ảnh 3.

    Họ tin rằng vì sư tử sắt sợ nước nên cần phải tạo ra những điều kiện để cho bức tượng sư tử này tránh tiếp xúc với nước. Theo đó, tốt nhất là nên xây dựng một mái đình để nước mưa không làm xói mòn bức tượng sư tử này. 

    Tuy nhiên, sau khi mái đình được xây dựng, tình trạng rỉ sét của sư tử sắt ngày càng trầm trọng hơn. Vì sự tồn tại của mái nhà, bức tượng sư tử sắt đã bị hạn chế việc thông gió, dẫn đến độ ẩm không khí xung quanh bề mặt của nó tăng cao. Khi chính quyền địa phương nhận thức được vấn đề, họ đã quyết định tháo bỏ phần mái nhà, nhưng thời gian đã trôi qua đã rất lâu và bức tượng sư tư này đã bị rỉ sét nghiêm trọng. 

    Con sư tử sắt nặng 32 tấn tại Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm trước mưa gió, nhưng lại bị đổ do sự bảo vệ 'tự cho mình là đúng' của các chuyên gia!- Ảnh 4.

    Sự cố này đã gây chấn động dư luận và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của các chuyên gia trong việc bảo tồn di sản. Việc "tu sửa" thiếu khoa học và cẩn trọng đã phá hủy một báu vật lịch sử vô giá, để lại bài học đắt giá cho thế hệ sau.

    Để sửa chửa sai lầm trước đó, năm 1984, các chuyên gia tại Trung Quốc đã đưa ý kiến đặt Trấn Hải Hống lên bệ, theo đó, chính quyền Thương Châu đã đổ xi măng vào chân tượng và lắp đặt các ống thép đỡ trên bề mặt tượng. Hai hành động này trực tiếp gây ra một đòn chí mạng đối với bốn chân của con sư tử sắt. Các vết nứt xuất hiện, trên bề mặt có hơn chục vết hư hỏng. 

    Sau mỗi lần "cải tạo", những bộ phận hư hỏng nặng của tượng được thay thế bằng vật liệu mới, dẫn đến việc bản gốc dần bị thay thế, "pha loãng" giá trị lịch sử vốn có. Ở thời điểm hiện tại, con sư tử sắt từng trải qua hàng nghìn năm lịch sử, vẫn mang trên mình dấu ấn thời gian với những vết rạn nứt, phong hóa. Tuy nó đã đánh mất đi "hồn cốt", sự "phong trần" vốn có của di sản.

    Con sư tử sắt nặng 32 tấn tại Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm trước mưa gió, nhưng lại bị đổ do sự bảo vệ 'tự cho mình là đúng' của các chuyên gia!- Ảnh 5.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ