Công nghệ đến từ MIT sẽ cho phép các FA sờ được người trong video
Một thành tựu hứa hẹn trong lĩnh vực phát triển công nghệ hình ảnh số của tương lai.
Thành thật mà nói, video không phải là một công cụ tương tác trực tiếp lý tưởng đối với người xem, nhưng công nghệ mới từ MIT sẽ thay đổi định kiến đó: Phòng thí nghiệm CSAIL từ MIT cuối cùng đã thành công trong việc phát triển một kỹ thuật cho phép khán giả có thể "sờ nắn" những vật dụng trong video, tạo cảm giác chân thật đến không ngờ bằng những hiệu ứng tương tự như khi bạn đang thật sự chạm vào đồ vật đó ở ngoài đời vậy.
Về cơ bản, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi sử dụng nó để xem một video YouTube diễn tả cảnh ai đó đang hướng dẫn chơi guitar với góc quay cận cảnh vào cụm dây đàn, bạn có thể dùng chuột thực hiện thao tác kéo những sợi dây đó, chứng kiến những tác động lực y hệt như khi chạm vào ngoài thực tế. Hay thậm chí cả những trường hợp xảy ra như khi bạn mô phỏng gió và những yếu tố khác để thử nghiệm độ bền của một cây cầu trong video...
Phát kiến mới của CSAIL đưa ra gần đây tập trung vào công nghệ và thuật toán phân tích rung động từ mọi vật, chẳng hạn như trong những video ghi lại từ camera truyền thống. Những dao động đó được tính toán theo chu kỳ ít nhất 5 giây/lần, cung cấp cho chúng khả năng phản ứng với những lực tác động từ... bên ngoài màn hình.
Thực chất, để có thể sáng tạo và áp dụng khả năng này vào những trò chơi điện tử hoặc những phương tiện truyền thông tương tác khác, điều đầu tiên cần đến là xây dựng một mô hình thực tế ảo, thường khá tốn kém về cả thời gian, tiền bạc và yêu cầu khá nhiều tay nghề cũng như kỹ năng thủ công. Được biết, một ngôi trường chuyên về kỹ thuật làm phim - Rogger Rabbit - đã trở nên khá quen thuộc với những công nghệ khiến cho nhân vật ảo tương tác với cả thế giới thật.
Sáng kiến này có thể trở nên vô cùng đột phá khi áp dụng để tạo dựng video với những can thiệp hiệu ứng hình ảnh từ máy tính, tất nhiên là vượt xa cả thành tựu của Rogger Rabbit hay bộ phim thành công trong lịch sử Cool World của Brad Pitt năm 1992.
Giới thiệu công nghệ video mới từ MIT
MIT cũng đã đề cập đến tựa game Pokémon GO như một ứng cử viên tiềm năng: Thử tưởng tượng một con Bulbasaur đang được bạn nhắm đến có những hiệu ứng chân thực khi thao tác với những bụi cây gần đó. Hoặc trong những bộ phim bom tấn, các cảnh phim hoành tráng sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với cộng đồng fan hâm mộ.
Nếu được phát triển và tính toán đúng mực, công nghệ trên có thể trở thành một bước tiến lịch sử trong lĩnh vực thực tế ảo/ thực tế ảo tăng cường. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ chi phí cần thiết cho những quá trình nâng cấp và cải thiện trải nghiệm thực tế ảo có thể được rút ngắn đi rất nhiều, góp phần thúc đẩy và thu hút nhiều hơn những tiềm năng đầu tư trong tương lai.
Dù sao đi chăng nữa, không thể phủ nhận rằng mọi người vẫn luôn hi vọng và mong chờ sự xuất hiện của một thiết kế VR đáng "đồng tiền bát gạo" - và đó chính là những gì CSAIL đã và đang trên con đường hiện thực hóa giấc mơ.
Xin chúc mừng các FA, các bạn sắp được "sờ" nhân vật thật trong video rồi.
Tham khảo: Techcrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"