Vũ khí giúp người Hàn Quốc đuổi kịp các cường quốc khoa học công nghệ trên thế giới
Cùng ghé qua những dòng phân tích về quá trình hoạt động cũng như thành tựu mà họ đã đạt được, góp phần rất lớn vào công cuộc nghiên cứu và phát triển khoa học của thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng.
Những thành tích chói sáng đạt được trong những năm gần đây liên quan đến Học viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Oxford đã cho thấy những bước tiến thực sự đáng nể trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, những ông lớn trong ngành phát minh và sáng tạo khác như Apple và Google cũng luôn được hỗ trợ bởi một nguồn ngân sách và đầu tư khổng lồ, trang thiết bị hiện đại bậc nhất và tất nhiên là những bộ não hàng đầu thế giới không thua kém bất kỳ nơi đâu.
Vậy còn những tổ chức và gương mặt mới nổi thì sao? Theo như nhiều thông tin thu thập được từ những phân tích và chi chép kỹ lưỡng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng, Nature Index đã nhặt ra được những ứng viên nổi trội nhất trong khía cạnh nghiên cứu khoa học.
Tới đây, chúng tôi sẽ nhấn mạnh những tên tuổi nổi bật trong hồ sơ Rising Star 2016 của Nature Index, vốn đã được công bố vào 28/7. Cụ thể, tài liệu đã thống kê những quốc gia và cơ quan gắn liền với một tốc độ phát triển khoa học chóng mặt, không kể quy mô nội địa hay phạm trù ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Học viện Khoa học Cơ bản
Nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nổi lên là một cái tên được biết đến khá nhiều vì những khoản đầu tư mạnh mẽ vào khoa học thực hành ứng dụng - thường xúc tiến xen kẽ với ngành công nghiệp sản xuất - trong khi lĩnh vực khoa học cơ bản lại bị làm ngơ. Học viện Khoa học Cơ bản (IBS) được lập ra để hồi sinh lại mảng nghiên cứu này, sánh ngang với RIKEN của Nhật Bản và Hiệp hội Max Planck của Đức.
Được thành lập vào năm 2012, IBS mới là một "lính mới" trong danh sách nổi trội được đề cập ban đầu. Tổng cơ sở hoạt động là 26 trung tâm nghiên cứu, tập trung vào vật chất tối cho đến cả chỉnh sửa gen, graphene và thuốc siêu vi. Mỗi cơ sở được cấp cho một khoản ngân sách hàng năm lên đến 8,5 triệu USD, đồng thời theo kế hoạch sẽ tăng lên 50 trung tâm từ nay đến năm 2021.
Kể từ những năm đầu được thành lập, chỉ số đóng góp của IBS đối với 68 tạp chí và những thống kê khác đã tăng từ 1,04 lên 50,31, tỷ lệ gấp 40 lần. Tính đến năm 2015, đội ngũ các nhà khoa học của IBS đã cống hiến và hoạt động tích cực với 189 công trình luận văn.
Khoảng 1/3 số trung tâm của tổ chức sẽ bao quát trong khuôn viên trụ sở đầu não được xây dựng tại Daejeon; số còn lại được chủ trì và liên kết với các trường đại học và học viện trên toàn quốc. "Quỹ đầu tư là vô cùng hứa hẹn," Jin-soo Kim, phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Gen cho biết. "Chúng tôi hoàn toàn không phải động tay vào bất kỳ vấn đề tài chính nào cả."
Những nhà lãnh đạo đứng đầu Hàn Quốc hy vọng IBS sẽ góp phần hiện thực hóa giấc mơ đạt được danh hiệu Nobel cao quý cho đất nước. "Chúng tôi thực ra cũng bị ảnh hưởng và thúc đẩy đôi chút bởi những thành tựu đột phá của Nhật Bản," Chủ tịch IBS, Doochul Kim chia sẻ, ám chỉ 21 giải Nobel đã về tay Nhật Bản từ trước đến nay.
"Người dân Hàn Quốc vốn thường có quan điểm so sánh và cố gắng bắt kịp những thành tích mà Nhật Bản đã đạt được," Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye cũng khá đồng tình với những bước tiến và lợi ích của IBS.
Với nền kinh tế hiện nay của đất nước, cùng tốc độ phát triển công nghệ từ Trung Quốc, và hơn nữa là đồng yen Nhật đang suy yếu, Tổng thống hiện đang giữ cho mình một cái nhìn lạc quan về tiềm năng của IBS trong việc thu về nhiều thành công vang dội trong tương lai.
Tham khảo: NatureIndex
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời