Công nghệ Inverter “phủ sóng” tâm trí khách hàng như thế nào?
“Inverter” đang trở thành một từ khóa “thống lĩnh” thị trường thiết bị điện tử gia dụng, thu hút sự quan tâm của mọi khách hàng mỗi khi tiếp cận các sản phẩm mới. Vậy, công nghệ Inverter là gì, tại sao nó được quan tâm đến thế?
Inverter - “lá bùa” dán trên công tơ điện
Điều hòa inverter, máy giặt inverter, tủ lạnh inverter..., sở dĩ thứ công nghệ “thần thánh” này đang choán hết tâm trí mọi khách hàng khi chọn đồ gia dụng điện tử như vậy vì nó trực tiếp đánh vào bài toán tiết kiệm điện trong mỗi gia đình.
Thử nhìn vào sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, sẽ thấy các thiết bị thường dùng - từ điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, máy lọc nước… cho đến bếp từ, đèn chiếu sáng – đều là nguồn cơn khiến chỉ số công tơ điện tăng vọt mỗi tháng. Chính vì thế, công nghệ Inverter (còn gọi là công nghệ biến tần) được nhiều người coi như “lá bùa” dán trên công tơ điện.
Vậy công nghệ Inverter là gì? Đây là công nghệ sử dụng board mạch đổi điện, điều chỉnh các thông số điện (như hiệu điện thế, cường độ dòng điện và tần số của máy), qua đó kiểm soát công suất, hạn chế hao phí năng lượng. Nhờ đó, những sản phẩm sử dụng công nghệ này sẽ được tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ và hiệu suất hoạt động, giúp vận hành trơn tru hơn so với các thiết bị đời cũ, vừa bảo vệ máy đồng thời cũng tiết kiệm điện.
Từ những thành tựu của công nghệ tiên tiến này, một số nhà sản xuất đã tập trung nghiên cứu để “nâng cấp” lên công nghệ Smart Inverter, đưa vào các dòng thiết bị gia dụng để tăng hiệu năng của máy hơn nữa.
Smart Inverter = tiết kiệm điện tăng tuổi thọ thiết bị
Khái niệm Smart Inverter được nhắc đến như một bước “tiến hóa” mới của công nghệ này, được phát triển trên một số thiết bị gia dụng tiên tiến đưa ra thị trường gần đây.
Đơn cử, tháng 10/2017 vừa qua, LG đã ra mắt thị trường series máy giặt lồng đứng sử dụng công nghệ Smart Inverter với nhiều tính năng vượt trội.
Đầu tiên là khả năng tiết kiệm điện. Kết quả thử nghiệm được VDE thực hiện tháng 4/2017 trên sản phẩm máy giặt Smart Inverter của LG cho thấy, trong điều kiện lý tưởng, lượng điện tiêu thụ của máy chỉ 67Wh cho một lần giặt, tiết kiệm 36% so với máy giặt lồng đứng thông thường. Tính theo giá giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành (từ 1.484 đồng - 2.587 đồng/kWh tùy theo bậc lũy tiến), thì chi phí cho mỗi lần giặt chỉ từ khoảng chưa đến 200 đồng cho mức giặt thấp nhất. Như vậy, với một máy giặt công suất tối đa khoảng 10,5kg thì mỗi hộ gia đình chỉ tốn khoảng 2.000 đồng tiền điện cho một lượt giặt.
Điểm đột phá của dòng sản phẩm này là việc sử dụng động cơ nam châm vĩnh cửu không chổi than BLDC và lớp vỏ BMC bao bọc xung quanh. Nhờ đó, giúp bảo vệ động cơ, ngăn cản sự xâm nhập của bụi, côn trùng và độ ẩm từ bên ngoài và kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Đặc biệt, lớp vỏ là hỗn hợp composite dạng khối cũng có tác dụng giúp máy giảm rung và giảm ồn hơn so với thông thường. Để so sánh dễ hiểu thì độ ồn của máy khi hoạt động chỉ 45 dB, thấp hơn so với nhiều môi trường âm thanh khác, như: văn phòng – 55dB; nói chuyện thông thường 65dB; Chuông báo thức 80dB. Hãng điện tử LG tự tin cam kết bảo hành 10 năm đối với động cơ máy giặt Smart Inverter.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI