Công nghệ mới của Disney cho phép...chạm vào người để truyền lời nhắn thoại

    MP,  

    Chỉ bằng cách chạm ngón tay vào tai người nghe, ta có thể truyền đi một thông điệp bí mật đã được ghi sẵn

     
     

    Mới đây, hãng phim Disney cho biết họ đã thành công trong việc phát triển một loại microphone hoàn toàn mới cho phép người dùng ghi lại một đoạn tin nhắn thoại và sau đó gửi tới người khác bằng cách…chạm một ngón tay vào họ.

    Công nghệ mới của Disney cho phép truyền lời nhắn thoại bằng thao tác... chạm
     

    Chiếc microphone này có khả năng chuyển đổi tin nhắn thoạt thành một dạng tín hiệu không thể nghe thấy được nhưng có thể được truyền tải qua chính cơ thể của người đang cầm chiếc mic. Dòng tín hiệu này sau đó có thể được truyền từ cơ thể của người đó sang một người khác chỉ đơn giản bằng các thao tác chạm. Người nhận tín hiệu chỉ có thể nghe được âm thanh nếu người gửi chạm vào gần vùng tai của họ. Phần ống tai lúc này sẽ đóng vai trò như phần thùng loa, cho phép người nhận nghe được lời nhắn bí mật đó trong khi những người xung quanh không hề hay biết gì.

    Hệ thống này sử dụng một micrphone mẫu Shure Super 55 được kết nối với sound card của một máy tính. Khi phát hiện có âm thanh với độ dài vượt một ngưỡng định trước, chiếc microphone sẽ tự động bắt đầu quá trình ghi âm. Các âm thanh thu được sẽ được máy tính xử lí qua một bộ khuyếch đại, sinh ra một một dòng tín hiệu cao áp (với cường độ dòng điện rất nhỏ). Tín hiệu đầu ra của bộ khuyếch đại sẽ được gửi đến phần kim loại dẫn điện trên tay cầm của chiếc microphone. Cơ thể của người đang cầm microphone này sẽ nhận dòng tín hiệu này dưới dạng tĩnh điện trên da của họ. Khi người này chạm vào cơ thể, hay chính xác hơn là phần tai của người nghe, vùng tĩnh điện sẽ tạo ra các rung động nhỏ trên vùng dái tai – tương ứng với các âm thanh được ghi lại.

    Công nghệ mới của Disney cho phép truyền lời nhắn thoại bằng thao tác... chạm
     

    Bản mẫu thử nghiệm mới được tung ra mang tên Ishin-Den-Shin, lấy cảm hứng từ ý tưởng của người Nhật về khả năng giao tiếp giữa con người bằng sự hiểu biết lẫn nhau mà không cần dùng đến lời nói. Nhóm các kĩ sư phụ trách phát triển sản phẩm này bao gồm Olivier Bau, Ivan Pouppyrev và Yuri Suzuki.

     

    Suzuki cho biết dự án Ishin-Den-Shin được phát triển dựa trên nền tảng của một dự án trước đó mang tên TeslaTouch (công nghệ phản hồi xúc giác hướng tới việc giả lập kết cấu bề mặt cho các loại màn hình). Họ nhận ra rằng nếu ta có thể khiến một màn hình rung động để mô phỏng các cấu tạo bề mặt khác nhau, ta cũng có thể tận dụng các rung động để truyền âm thanh. Trong quá trình làm việc trên một máy MacBook thế hệ cũ, Bau tình cờ nhận ra rằng cỗ máy đang rung động dưới dạng tương tự TeslaTouch. Và bằng cách chạm vào chiếc laptop này sau đó chạm vào một người khác, họ nhận ra rằng hoàn toàn có thể tạo ra – hay chính xác hơn là truyền âm thanh theo cách này. Việc tìm ra mức điện áp vừa đủ để dòng tín hiệu có khả năng truyền được lời nói khá mất thời gian “Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều cú sốc điện để tìm ra được mức điện áp và cường độ vừa đủ.” Suzuki cho biết. Và ngay cả ở mức điện áp mà họ tính toán được hiện nay, người nhận tin cũng vẫn sẽ cảm giác hơi nhột nhột ở vùng chạm.

    Tham khảo:wired.co.uk

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ