Công nghệ mới này sẽ giúp chúng ta đo được nhiệt độ và phân tích khí quyển của các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời

    Dink,  

    Hãy gặp CHARIS, viết tắt cho một cái tên đọc sái hàm: Máy quang phổ tạo hình góc phân giải cao với đồ họa hào quang.

    Khả năng phân tích và tách biệt ánh sáng của CHARIS

    Các nhà khoa học và các kĩ sư trường Đại học Princeton vừa tặng một món quà quý giá cho ngành khoa học nghiên cứu hành ngoài Hệ Mặt Trời. Với việc sử dụng những công cụ đặt ngay trên Trái Đấ, các nhà khoa học có thể tách riêng những thứ ánh sáng phản lại của những ngoại hành tinh xa xôi kia.

    Công cụ mới này có tên là CHARIS, là viết tắt của Coronagraphic High Angular Resolution Imaging Spectrograph – Máy quang phổ tạo hình góc phân giải cao với đồ họa hào quang. Đội ngũ xây dựng nên nó được dẫn dắt bởi ông N. Jeremy Kasdin, một nhà khoa học và là một kỹ sư máy móc vũ trụ tại Đai học Princeton.

     Hệ thống CHARIS.

    Hệ thống CHARIS.

    Hệ thống CHARIS này gồm 9 tấm gương, 5 tấm lọc hình ảnh, hai lăng kính và một dàn mắt kính siêu nhỏ. Nó nặng 226,8 kg, được bảo quản ở nhiệt độ -223,15 độ C.

    Đội ngũ đứng đằng sau thiết bị này nói rằng CHARIS có khả năng tách biệt ánh sáng của những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời, để có thể quan sát chúng rõ hơn. Phải nói thêm rằng đây là một thử thách cực kì khó, bởi lẽ những hành tinh này phát ra ít ánh sáng hơn hẳn những ngôi sao trung tâm mà chúng quay quanh. Như Trái Đất thì khó có thể sáng hơn Mặt Trời ở khoảng cách xa được.

     CHARIS lấy được rất nhiều thông tin về các hành tinh từ hệ sao HR8799.

    CHARIS lấy được rất nhiều thông tin về các hành tinh từ hệ sao HR8799.

    “Bằng cách phân tích quang phổ của một hành tinh, chúng tôi đã có thể thực sự hiểu hơn được nhiều về hành tinh ấy. Những thông tin chúng tôi thu được gồm có khối, nhiệt độ và thậm chí là độ tuổi của nó”, nhà nghiên cứu Tyler Groff giải thích.

    Ta sẽ hiểu hơn rất nhiều về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời

    Những hành tinh như vậy, đúng như tên gọi của nó, nằm phía bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta và chúng sẽ phải quay quanh một ngôi sao nào đó. Hiện tại, ta phát hiện những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời chủ yếu nhờ kính viễn vọng Kepler nhưng thông tin ta thu về được chỉ là vị trí của những hành tinh đó, không hơn được gì cả.

     Sao Hải Vương dưới con mắt của CHARIS.

    Sao Hải Vương dưới con mắt của CHARIS.

    Nhưng CHARIS sẽ thay đổi được điều đó. Đã ba thập kỷ rồi kể từ lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời và từ những năm 1990 ấy, chúng ta càng ngày càng trở nên tò mò về bản chất những hành tinh này. Ta vẫn đang trên đường chứng minh rằng ta không cô đơn trong Vũ trụ này hay vẫn trên chặng đường kiếm tìm một ngôi nhà thứ hai, một Trái Đất 2.0 khác.

     Kepler-452b được cho là Trái Đất 2.0.

    Kepler-452b được cho là Trái Đất 2.0.

    Nhà nghiên cứu Olivier Guyon, thành viên tham gia giảng dạy tại Đại học Arizona và là người đứng đầu chương trình xây dựng kính viễn vọng Subaru tại Hawaii khẳng định rằng: “Với sự giúp đỡ của CHARIS, chúng ta sẽ làm được nhiều hơn thế, không chỉ phát hiện ra các hành tinh khác mà ta còn có thể đo nhiệt độ cũng như phân tích bầu khí quyển của chúng”.

    Trong một vài năm tới, việc nghiên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời sẽ trở nên thú vị hơn nhiều phần nữa, với sự giúp đỡ của CHARIS, của kính viễn vọng Subaru nêu trên và với kính thiên văn vũ trụ James Webb dự kiến được phóng lên vũ trụ vào năm 2018.

    CHARIS dự kiến sẽ chính thức trở thành hệ thống nghiên cứu mở vào tháng 2 năm sau.

    Tham khảo Futureism

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ