Công nghệ số trên thảo nguyên Mông Cổ: Những du mục "vừa cưỡi ngựa vừa xem điện thoại"
(Tổ Quốc) - Ở nơi hoang dã của thảo nguyên Mông Cổ, những người chăn nuôi du mục giờ đây có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với công nghệ thông tin.
- Công nghệ mới tiết kiệm năng lượng gấp 10 lần có thể 'soán ngôi' Bluetooth
- Vì sao lốp không hơi là công nghệ mang tính đột phá nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng trên xe hơi?
- Vượt Mỹ, Trung Quốc chế tạo thành công loại vũ khí sở hữu công nghệ cao như bước ra từ “phim viễn tưởng”
- Công nghệ Warp: Những tiến bộ và thất bại trong bí ẩn liên kết của vũ trụ
- Trung Quốc ra mắt lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới: Công nghệ "lạ tai" nhưng hứa hẹn tạo đột phá trong lĩnh vực điện hạt nhân
Theo trang SCMP, Johan Nylander - tác giả và cũng là nhân vật trải nghiệm trên thảo nguyên Mông Cổ viết: "Cánh cửa mở ra từ căn lều du mục nơi chúng tôi đã qua đêm. Một người đàn ông nghiêng đầu vào phòng và nhiệt tình hỏi: "Các bạn có muốn xem linh dương không?"
Đối với những người dân du mục địa phương, cảnh tượng hàng trăm con linh dương di chuyển chậm rãi và duyên dáng qua thảo nguyên không phải là hiếm. Nhưng đối với người ngoài cuộc như chúng tôi, đó là khoảnh khắc trải nghiệm kỳ diệu.
Ông Batbayer – một người dân Mông Cổ đã quen với cuộc sống du mục truyền thống. Batbayer có khuôn mặt vui vẻ, những nếp nhăn sâu và làn da rám nắng do làm việc ngoài trời nhiều giờ.
Những người du mục ở đây đều trang bị tivi, đĩa vệ tinh và một số thiết bị kỹ thuật số, đồng thời được sử dụng năng lượng từ các tấm pin mặt trời và máy phát điện diesel. Mông Cổ là quê hương của một trong số ít nền văn hóa du mục thực sự còn sót lại trên thế giới. Khoảng 1/5 dân số là những người chăn nuôi và lối sống du mục đã ăn sâu vào quốc gia này.
Ngay cả những giá trị dân chủ thời hiện đại cũng phản ánh truyền thống du mục của Mông Cổ – tự do, độc lập và đa nguyên. Cuộc sống hàng ngày của ông Batbayer gắn liền với động vật và môi trường tự nhiên. Đây không phải là điều dễ dàng mà người ngoài có thể hiểu hết.
Dành thời gian với những người sống cuộc sống du mục thực sự giúp du khách mở rộng tầm mắt. Được ví như bước vào một vũ trụ khi đôi mắt chưa từng nhìn thấy cảnh tượng này, tất cả hầu như không có điểm chung nào với cuộc sống thành thị sôi động của những người dân khác thế giới.
Trung bình, chỉ hai người sống trên mỗi km2 ở Mông Cổ. Và hơn 1/2 dân số đã sống ở thủ đô, vì vậy, cơ hội gặp một người khác trên thảo nguyên là rất khó. Hầu hết cuộc sống trên thảo nguyên không có kết nối Internet thường xuyên, giải phóng cuộc sống ở đây khỏi sự lo lắng và căng thẳng do sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông xã hội tràn lan.
"Đêm hôm trước, chúng tôi dùng bữa tại nhà riêng với những món ăn ngon và độc đáo của đất nước như khorkhog, hay thịt cừu nấu bằng đá nóng. Món này được ăn kèm với dưa chuột muối, nhiều loại quả mọng và sữa đông, cùng với nhiều loại thịt khác, tất cả đều là gia súc của gia đình nuôi", tác giả và cũng là nhân vật trải nghiệm cho biết
Một bát vodka được chuyền đi lần lượt từng người uống và liên tục được đổ đầy. Một số hàng xóm và các thành viên khác trong gia đình đã tham gia cùng chúng tôi từ nơi cắm trại cách đó một hoặc hai giờ lái xe. Chúng tôi ngồi chen chúc trên giường hoặc trên những chiếc ghế đẩu nhỏ quanh bếp lò trung tâm, lắng nghe ông Batbayer kể chuyện.
Không điện thoại và công nghệ số, cuộc sống trên thảo nguyên Mông Cổ trở nên dễ dàng hơn – ít nhất là từ góc độ này.
Công nghệ số trong cuộc sống du mục
Đối với một khách du lịch trong chuyến thăm ngắn ngày, việc ngoài vùng phủ sóng giống như một điều may mắn. Nhưng đối với những người du mục sống ở đây, công nghệ số giờ đây nhanh chóng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ, cho phép họ kết nối với bạn bè và gia đình cũng như tiến hành kinh doanh hiệu quả hơn.
Trên thế giới, một số người cũng rất hứng thú và tự nhận bản thân là "người du mục kỹ thuật số", mô tả đề cập đến khái niệm về những người cảm thấy được trao quyền bởi công nghệ để thoát khỏi những ràng buộc của nơi làm việc thực tế và đi lang thang ở bất cứ nơi đâu họ muốn.
Hãy tưởng tượng một du mục rám nắng với chiếc máy tính xách tay tại một ngôi nhà bên bờ biển ở Bali hoặc Goa, có thể kiếm sống bằng cách lập trình, bán đồ trực tuyến, giao dịch tiền điện tử hoặc viết lách.
Nhưng ở Mông Cổ, có những người du mục kỹ thuật số mới đúng với tên gọi thực sự. Ở nhiều vùng nông thôn, những người du mục Mông Cổ đang thích nghi với thời hiện đại - và công nghệ làm nền tảng cho cuộc sống. Và theo những cách độc đáo, những người dân du mục Mông Cổ không phải hy sinh những gì tốt đẹp nhất theo lối sống truyền thống lâu đời mà chỉ thích nghi lối sống theo công nghệ số.
Nông nghiệp dựa vào chăn nuôi có truyền thống là xương sống của nền kinh tế và xã hội Mông Cổ. Tuy nhiên, lối sống du mục của đất nước này đã bị đe dọa bởi sự thay đổi về nhiệt độ, thời tiết và một số yếu tố khác.
Biến đổi khí hậu là một nguyên nhân lớn và Mông Cổ đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại hơn hầu hết các nơi trên thế giới. Theo báo cáo năm 2021 của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C (3,6 độ F) từ năm 1940 đến năm 2015, trong khi lượng mưa giảm, dẫn đến hạn hán mãn tính và các tác động thứ cấp như bão bụi. Điều này gây áp lực lên hệ sinh thái độc đáo của quốc gia này.
Tờ The Washington Post viết vào năm 2018: "Ở đây, trên thảo nguyên Trung Á, quê hương cổ xưa của Thành Cát Tư Hãn, cuộc sống của những người du mục đang trở nên khó khăn hơn". Biến đổi khí hậu toàn cầu, kết hợp với việc quản lý môi trường yếu kém ở địa phương và sự lôi cuốn của thế giới hiện đại, đã tạo ra một loại "cocktail độc hại."
"Văn hóa du mục là bản chất của một người Mông Cổ, nhưng một đất nước đang ở quá trình chuyển đổi mạnh mẽ trong thời kỳ công nghệ số.
Công nghệ số mang lại một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn truyền thống du mục. Theo thống kê của Statista, năm 2011 chỉ có 12% dân số Mông Cổ kết nối Internet nhưng đến năm 2021, con số này đã tăng lên gần 85%.
Chính phủ coi viễn thông và Internet băng thông rộng là nền tảng để cải thiện mức sống người dân ở nông thôn, cụ thể là tăng năng suất, tính bền vững, khả năng phục hồi và hỗ trợ ngành du lịch đang phát triển nhanh chóng. Không chỉ là vấn đề cung cấp kết nối, các dịch vụ chính phủ điện tử và chương trình xóa mù chữ kỹ thuật số dành cho người chăn nuôi cũng đang được triển khai trên toàn quốc.
Giờ đây, cảnh tượng những người chăn nuôi cưỡi ngựa hoặc lạc đà truy cập các dịch vụ web thông qua điện thoại thông minh không còn xa lạ.
"Ứng dụng e-Mongolia đã giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn. Tôi không cần phải đến văn phòng chính phủ để nhận các dịch vụ khác nhau nữa; Tôi có thể làm điều đó từ đây," một người chăn nuôi tên Taivansaikhan ở vùng hoang dã của tỉnh Khentii nói.
Nhiều vật nuôi ở đây - đặc biệt là những giống có giá trị nhất như ngựa, lạc đà và gia súc có thể được giám sát thông qua các vệ tinh do các công ty như ONDO Space cung cấp. Những người chăn nuôi cũng có thể sử dụng máy bay không người lái.
Theo một bài báo năm 2019 do các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Mông Cổ xuất bản, máy bay không người lái có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng cây trồng, ước tính sản lượng, hỗ trợ lập kế hoạch tưới tiêu, bón phân và cung cấp dữ liệu có giá trị về thời tiết.
Và dù tốc độ công nghệ số diễn ra nhanh chóng, các giá trị chăn nuôi và du mục truyền thống vẫn chiếm ưu thế.
"Tôi muốn sử dụng Internet nhiều hơn vì thú vị và hữu ích," ông Batbayer nói./.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nâng cấp lớn của iPhone 16 mà Apple không đề cập
Không rõ lý do tại sao Apple lại không "đả động" gì về nâng cấp này.
Samsung ra mắt điện thoại giá chỉ 2 triệu có thiết kế đẹp, dùng chip của Bphone A40, camera 50MP, pin 5.000mAh