Công trình của kiến trúc sư người Việt lọt vào Danh sách đề cử "Công trình tiêu biểu thế giới 2017"
Kể từ lần đầu ra mắt tại Barcelona gần một thập kỉ trước, Liên hoan Kiến trúc Thế giới (WAF) được biết đến là chương trình tôn vinh những công trình triển vọng và ấn tượng nhất hành tinh. Giải thưởng "Công trình tiêu biểu thế giới" đã trở thành một trong những giải kiến trúc uy tín nhất.
Các tòa nhà được đề cử năm nay rất đa dạng về hình thức: Bảo tàng ô tô Petersen sặc sỡ ở Los Angeles đối nghịch với khu nhà nghỉ Fitzroy Crossing Renal tĩnh lặng - một cơ sở ở ngoại ô nước Úc dành cho những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối.
Tuy nhiên, có những chủ đề chung được thể hiện rõ nét: thân thiện với môi trường và các nguồn vật liệu địa phương ngày càng được ưa dùng.
Năm nay, 2 công trình kiến trúc của kiến trúc sư người Việt Nam đã vinh dự được lọt vào danh sách đề cử "Công trình tiêu biểu thế giới 2017". Đầu tiên, đó là dự án "Binh House" của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình lấy thiên nhiên làm chủ đạo bởi vậy khối nhà được bao xung quanh bằng cây cối đã tạo nên một không gian xanh vô cùng ấn tượng.
"Binh House" tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam nổi bật với phần không gian dành cho cây cối, từ mái nhà đến ban công. Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa hi vọng công trình này sẽ giúp làm tăng không gian xanh cho thành phố.
Ngoài "Binh House", "Khách sạn Atlas" tại Hội An, Việt Nam, một tác phẩm khác của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa cũng lọt vào danh sách đề cử năm nay. Bề mặt thiết kế sử dụng đá cát từ địa phương, trong khi đó, cây xanh bao phủ giúp lọc không khí và tăng sự râm mát.
"Khách sạn Atlas" tại Hội An, Việt Nam.
"Nhà hát opera Châu Hải" tại Trung Quốc được xây theo hình vỏ sò, phần rộng nhất lên đến 90 mét và hẹp nhất là 60 mét. Cả hai tòa nhà có thể chứa hơn 2000 người.
Trong danh sách đề cử năm nay, những công trình nổi bật khác bao gồm Kí túc xá Urban Rigger của Bjarke Ingels, một giải pháp nhà nổi gồm những container xếp chồng lên nhau theo hình tam giác, khoảng không của 3 cạnh chính là khoảng sân chung.
Bên cạnh đó là Tokyo's Co-op Kyosai Plaza, một tháp bê tông bao phủ bởi cây cỏ nên diện mạo của nó biến đổi theo mùa.
"Kí túc xá nổi Urban Rigger" tại Copenhagen, Đan Mạch tái sử dụng những container vận chuyển hàng.
"Nhà tam giác" tại Sao Paulo, Brazil xây trên nền hình tam giác. Thiết kế này tối đa hóa được lượng ánh nắng tự nhiên, sử dụng những tấm kính chắn không đều nhau.
"Vườn tâm hồn" tại Berlin, Đức lấy cảm hứng từ phong cảnh và văn hóa Thái.
"British Airway i360" tại Brighton, Anh – tháp quan sát cao nhất thế giới với độ cao 162 mét. Đài quan sát có thể chứa 200 người với tầm nhìn 360 độ toàn khu vực xung quanh.
"Nhà thờ Tô Châu", Trung Quốc với mặt ngoài là những lỗ lổng và vô số cửa sổ để tận dụng ánh nắng mặt trời.
"Bảo tàng ô tô Petersen" tại Los Angeles gây ấn tượng bởi khối thép bao lấy tòa nhà như một tấm khung.
"Khu nhà nghỉ Fitzroy Crossing Renal", Úc được xây dựng dành cho những người mắc bệnh thận. Tại đây, họ vừa tiến hành điều trị, vừa được gần gũi với gia đình và cộng đồng. Khu nhà gồm 6 ngôi nhà nhỏ, có thể chứa tổng cộng 19 người.
"Bảo tàng Nghệ thuật, Kiến trúc và Công nghệ" tại Lisbon, Bồ Đào Nha, nằm bên bờ sông Tagus – một công trình đa chức năng nơi du khách có thể đi bộ trên, dưới và ngay trong tòa nhà.
Dự án "Cầu Brommy New" tại Berlin, Đức dùng những tấm gương để mở ra những khía cạnh ảo.
Dự án "Nhà trên cao" tại Aleppo, Syria – Ý tưởng nảy sinh từ giải pháp chỗ ở cho số người tị nạn ngày càng gia tăng. Thiết kế này cho phép tăng thêm chỗ ở vào chính những ngôi nhà hiện tại.
"Nhà thờ St. Benedict và St. Scholastica", Philippines, nằm ngay trong một bệnh viện tại Pambujan, một thị trấn nhỏ của Philippines, trang trí với kính màu rực rỡ.
"Cảng hàng hải Salerno" tại Italy. Cảng được chia thành nhiều tầng. Lối vào ở tầng trệt, khách đi theo một đường dốc thoải để lên các tầng trên và lên tàu.
Hiệu thuốc hiện đại ở Himeji, Nhật Bản được thiết kế theo trường phái tối giản với nội thất trắng và những điểm nhấn đen.
Công trình "Nụ cười" tại London, Anh sử dụng gỗ hoa tulip Mỹ, một loại vật liệu được cho là chắc hơn cả bê tông.
Năm 2017 đã chứng kiến một số lượng kỉ lục những ứng viên quốc tế với các kiến trúc sư đến từ 51 nước và các dự án thực hiện trên 68 quốc gia.
Theo tuyên bố của giám đốc WAF, Paul Finch, danh sách năm nay có phạm vi địa lí rất đa dạng. Ngoài ra, các kiến trúc sư cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến biến đổi khí hậu khi sử dụng các kĩ thuật mới gây ấn tượng đặc sắc.
Danh hiệu cao nhất sẽ được công bố trong Liên hoan Kiến trúc Thế giới 2017 diễn ra từ ngày 15-17/11/2017.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín