Content ID đang là chủ đề gây tranh cãi kịch liệt giữa các nhà sản xuất âm nhạc và YouTube trong thời gian gần đây, mặc dù hệ thống này kiếm về hàng tỉ USD cho các nhà sản xuất từ chính những video vi phạm bản quyền.
Content ID không phải là mới, đây là phương pháp mà YouTube sử dụng để ngăn chặn các video vi phạm bản quyền trong vài năm gần đây. Tuy nhiên mới đây, Content ID lại gây ra khá nhiều tranh cãi giữa YouTube và các nhà sản xuất âm nhạc.
YouTube vẫn đang tìm mọi cách để chống lại video vi phạm bản quyền.
Một bên, Google cho rằng Content ID hoạt động rất hiệu quả và có thể ngăn chặn tới 98% các video vi phạm bản quyền. Một bên, các nhà sản xuất âm nhạc như Universal Music Group cho rằng Content ID để lọt hơn 40% các video có nội dung vi phạm, đồng thời hệ thống này quá tốn kém nhân lực để gỡ bỏ các video vi phạm.
Vậy Content ID thực chất là gì?
Content ID là phương pháp tự động tìm và lọc các video vi phạm bản quyền, cung cấp cho các nhà sản xuất quyền theo dõi những video vi phạm và thậm chí là chiếm toàn bộ doanh thu từ quảng cáo của các video vi phạm đó.
Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất được phép lựa chọn giữa việc ngăn chặn, gỡ bỏ video vi phạm hoặc cho phép các video đó tiếp tục được hoạt động, nhưng sẽ lấy toàn bộ doanh thu từ chúng. Đây chính là một nguồn thu khổng lồ của các nhà sản xuất âm nhạc trong năm qua, theo thống kê của Google.
Content ID là thứ vũ khí hiệu quả nhất của YouTube trong cuộc chiến này.
Ý tưởng của Google khi tạo ra Content ID là một hệ thống bảo mật và kiểm soát giống như dấu vân tay. Các nhà sản xuất sẽ đăng tải các tác phẩm của họ lên YouTube, sau đó hệ thống sẽ số hóa và tạo ra một bản ghi nhớ giống như một dấu vân tay.
Và dấu vân tay đó là duy nhất, khi YouTube quét qua tất cả các video và phát hiện có một dấu vân tay khác trùng với nó. Thì YouTube sẽ mặc định dấu vân tay thứ 2 đó là giả mạo, sau đó sẽ cho phép các nhà sản xuất tùy ý xử lý video vi phạm.
Hầu hết các nhà sản xuất đều lựa chọn cho phép video vi phạm tồn tại và lấy toàn bộ doanh thu quảng cáo.
Tại sao Content ID là con dao 2 lưỡi?
Đáng lẽ ra các nhà sản xuất video phải rất vui mừng khi Google sử dụng Content ID để “trảm” các video vi phạm bản quyền, bởi họ sẽ có thêm một nguồn thu khổng lồ từ các video vi phạm mà không cần phải gỡ bỏ chúng.
Nhưng nó lại là con dao 2 lưỡi.
Tuy nhiên, trên thực tế việc đánh giá bản quyền thuộc về ai lại là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với một hệ thống máy tính hoàn toàn tự động. Khi có xảy ra vấn đề tranh chấp bản quyền, Google sẽ phải xem xét xử lý.
Và trong quá trình này, tất cả các video có liên quan đều bị dừng các hoạt động có doanh thu từ quảng cáo. Đồng nghĩa với việc ngay cả người nắm giữ bản quyền thực sự video đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong khi việc xem xét bản quyền thuộc về ai là một quá trình rất mất thời gian.
Content ID là một hệ thống tự động, do đó nó cũng gây ra khá nhiều rắc rối
Đầu tiên, đó là việc một số video được đăng tải lên YouTube không có ý định kinh doanh, nhưng lại sử dụng các bản nhạc bản quyền. Do đó Content ID vẫn sẽ tự động liệt kê danh sách này và báo cáo cho người nắm giữ bản quyền, kết quả là có thể khiến những video này bị ngăn chặn và gỡ bỏ.
Tiếp theo đó, Content ID không xác định khoảng thời gian của các video hay nhạc nền vi phạm bản quyền dù ngắn hay dài. Ví dụ như bạn chỉ sử dụng một ca khúc nào đó để ghép vào video trong có vài giây, Content ID vẫn sẽ phát hiện và báo cáo. Các nhà sản xuất video cho rằng hệ thống này đã quá mạnh tay khi xét duyệt từng giây như vậy.
Video game trên YouTube phải tắt nhạc nền để tránh vi phạm bản quyền?
Content ID cũng gây ảnh hưởng tới một số video liên quan tới các trò chơi. Khi mà một số nhà sản xuất âm nhạc cấp quyền sử dụng các bản nhạc nền cho nhà sản xuất game, sau đó một số YouTuber đăng tải video họ chơi lại tựa game này. Content ID vẫn báo cáo vi phạm, bởi nhạc nền này chưa được cấp phép cho bên thứ 3.
Đây thực sự là một rắc rối rất lớn, bởi game là một trong những mảng giải trí có lượng video upload và người xem rất lớn trên YouTube.
Content ID vẫn sẽ là vũ khí chủ lực của YouTube
Trong khi có rất nhiều các nhà sản xuất âm nhạc khiếu nại về tính hiệu quả của Content ID, họ cho rằng công cụ này chưa thực sự phát hiện được tất cả các video vi phạm bản quyền. Số tiền kiếm được từ các video vi phạm đã được phát hiện trong năm 2015 là 2 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2014. Nhưng các nhà sản xuất âm nhạc vẫn cho rằng số tiền đó chưa đủ để bù đắp lại thiệt hại của họ.
Và trong khi vẫn còn rất nhiều tranh cãi về Content ID, có vẻ như Google vẫn sẽ sử dụng công cụ này để tiếp tục loại bỏ các video vi phạm bản quyền trên YouTube. Vì theo báo cáo của Google thì công cụ này vẫn rất hiệu quả, thậm chí đem lại doanh thu khổng lồ cho các nhà sản xuất từ chính những video vi phạm bản quyền.
"Vài tỷ USD chưa đủ đề bù đắp lại thiệt hại đâu!"
Tuy nhiên, Google cũng cho biết họ sẽ cải tiến công cụ này. Trước mắt là việc giải quyết vấn đề tranh chấp bản quyền tạm dừng doanh thu. Theo đó, YouTube vẫn sẽ tiếp tục tính doanh thu từ quảng cáo của các video liên quan đến khiếu nại trong thời gian tranh chấp.
Sau đó, khi có kết quả cuối cùng, toàn bộ doanh thu sẽ được chuyển cho người nắm giữ bản quyền thực sự. Đây là một nỗ lực lớn của Google, trong việc hỗ trợ những nhà sản xuất chân chính và góp phần chặn đường sống của dân re-up video kiếm tiền trên YouTube.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín