Cư dân mạng phát hiện tủ sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có 2 quyển sách về AI

    Minh Ty,  

    Trong lời chúc mừng năm mới 2018 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các "thánh soi" đã chỉ ra trên kệ sách của ông có ít nhất 2 quyển sách về trí tuệ nhân tạo.

    Thành thông lệ, vào mỗi đầu năm mới Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Trung Quốc - ngài Tập Cận Bình sẽ gửi lời chúc năm mới tới toàn thể nhân dân thông qua video ghi hình từ văn phòng làm việc của mình. Trong văn phòng của một người nổi tiếng và quyền lực như Chủ tịch Tập Cận Bình có gì luôn là chủ đề thu hút các "thánh soi" trong những dịp như thế này hằng năm. Năm nay, một phát hiện thú vị khi mọi người nhận ra trên kệ đầy ắp các quyển sách của Chủ tịch Trung Quốc có sự xuất hiện ít nhất 2 quyển sách về trí tuệ nhân tạo (AI).

     Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong video chúc mừng năm mới 2018

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong video chúc mừng năm mới 2018

     Các thánh soi nhận ra được 2 quyển sách về AI trên kệ sách của Chủ Tịch Tập Cận Bình

    Các "thánh soi" nhận ra được 2 quyển sách về AI trên kệ sách của Chủ Tịch Tập Cận Bình

    Quyển đầu tiên có tựa The Master Algorithm: How the Quest for the Ultimate Learning Machine Will Remake Our World (tạm dịch Thuật toán chủ chốt: Cách tìm ra cỗ máy học tối thượng sẽ thay đổi thế giới thế giới) của tác giả Pedro Domingos. Ra mắt năm 2015, tác phẩm của ông mô tả việc máy học sẽ định nghĩa lại lĩnh vực kinh doanh, chính trị, khoa học và chiến tranh như thế nào. Nó chỉ ra một cách cụ thể nhiều phương thức vận hành của máy học, giải thích bằng việc so sánh với sự kết nối các nơ-ron thần kinh con người trong não bộ, tính logic, khả năng và nhiều thứ khác.

     Quyển sách The Master Algorithm của Domingos

    Quyển sách The Master Algorithm của Domingos

    Sách còn đề cập tới thuật toán chủ chốt (Master Algorithm), thứ sẽ tạo nên sự nhận biết hoàn hảo về cách thức vận hành của thế giới và con người cho máy học. Thuật toán chủ chốt là "toàn bộ khả năng người học trong việc tiếp nhận mọi kiến thức từ dữ liệu", theo định nghĩa trong sách của Domingos.

    Quyển sách thứ hai là của Brett King có tên Augmented: Life in the Smart Lane (Tạm dịch Cuộc sống trên con đường thông minh). Tác giả nói về kỷ nguyên mới của loài người mang tên Augmented Age với cuộc sống mà rô bốt sẽ thay thế con người trong các công việc hiện tại và xếp chúng ta vào chủng loài trí tuệ bậc thấp. King còn nói rõ hơn về lý do, cách thể giới sẽ chuyển mình sang kỷ nguyên mới theo như lý luận và tưởng tượng của ông.

    Việc Chủ tịch Tập Cận Bình có những quyển sách về trí tuệ nhân tạo không quá ngạc nhiên khi rất nhiều quốc gia trên giới (trong đó có Trung Quốc) nhận định đây sẽ là nhân tố mang tính cách mạng mới cho loại người, thay đổi thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng nhận định quốc gia nào dẫn đầu về trí thông minh nhân tạo sẽ thống trị thế giới.

    Về phần mình, Trung Quốc đã tỏ rõ tham vọng trong việc phát triển và hoàn chỉnh trí tuệ nhân tạo của riêng mình. Chính phủ nước này đã đề ra chiến lược cho AI vào tháng 7 vừa qua với mục tiêu tới 2025 Trung Quốc sẽ là người dẫn đầu trong lĩnh vực AI và tạo nên giá trị thị trường nội địa của lĩnh vực này ở mức 150 tỷ USD (tương đương 3,4 triệu tỷ đồng) trong năm 2030.

     Trung Quốc tỏ rõ tham vọng bá chủ thế giới thông qua AI

    Trung Quốc tỏ rõ tham vọng bá chủ thế giới thông qua AI

    Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, chính phủ Trung Quốc đang cho xây dựng trung tâm nghiên cứu về AI trị giá 2 tỷ USD (tương đương 45,4 nghìn tỷ đồng) để đáp ứng mục tiêu năm 2025.

    Eric Schmidt, Cựu chủ tích tập đoàn Alphabet (công ty mẹ của Google) đã lên tiếng cho rằng Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nếu chính phủ Mỹ không có những hành động kịp thời. Tương tự, CEO của Google Sundar Pichai phát biểu tại cuộc gặp thượng đỉnh an ninh toàn cầu và trí thông minh nhân tạo nói rằng: "Hãy tin tôi, những người Trung Quốc này rất giỏi".

    Trong khi Mỹ có Google, Facebook, Microsoft, IBM, OpenAI và nhiều công ty khác thì Trung Quốc cũng có những "người khổng lồ" của riêng mình như Alibaba, Baidu, Tencent. "Nó rất đơn giản. Năm 2020 họ sẽ đuổi kịp chúng ta. Tới 2025 họ sẽ vượt lên trên và thống trị nền trí thông minh nhân tạo trên thế giới vào năm 2030. Hãy dừng trong một giây. Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố như vậy." trích lời Cựu chủ tịch Alphabet, Eric Schmid.

    Theo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ