Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì "kinh dị" nhưng hóa ra đều có lý do cả

    Phương Anh, Trí Thức Trẻ 

    Bạn đã bao giờ liên tục bật dậy giữa đêm chưa? Nhiều người nhẹ dạ sẽ đổ cho "thế lực hắc ám" nhưng thật ra đều có lý do khoa học đấy nhé!

    Theo bác sĩ khoa học Jose Colon, khoảng 4 - 6 lần tỉnh giấc giữa đêm được coi là hiện tượng bình thường đối với mỗi người. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian thức dậy ngắn ngủi này, chúng ta sẽ có thể dễ dàng chìm lại vào giấc ngủ. Nếu bạn không thể ngủ ngay lập tức, thì có lẽ là do một số nguyên nhân nhất định ngăn cản bạn khỏi việc có được một đêm ngon giấc.

    1. Nằm ngủ sai tư thế

    Các triệu chứng như mệt mỏi mãn tính, đau đầu, ợ nóng và đau cổ hoặc đau lưng có thể do ngủ sai tư thế. Bạn cũng nên chú ý đến chiếc giường của mình - nệm của bạn không nên quá cứng hay cũng không quá mềm. Hãy kiểm tra để đảm bảo rằng gối của bạn đỡ được cả phần cổ và đầu.

    Lời khuyên: Theo bác sĩ John Douillard, ngủ bên trái có thể cải thiện tiêu hóa và lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tinh thần, giúp hệ bạch huyết của bạn hoạt động tốt và ngăn ngừa các bệnh về tim.

    Nếu bạn không thể thay đổi hoàn toàn thói quen ngủ của mình, hãy thử làm theo một số mẹo đơn giản sau:

    - Nếu bạn nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối để giảm áp lực cho lưng dưới.

    - Nếu bạn nằm nghiêng, hãy đặt một chiếc gối bên dưới nách để đỡ cánh tay của bạn và một cái khác ở giữa hai chân để giữ cho cột sống của bạn thẳng hàng.

    - Nếu bạn nằm sấp, hãy dùng một chiếc gối mỏng hoặc không nên dùng gối.

    2. Tiếng ồn từ môi trường xung quanh

    Nếu bạn sống trong một thành phố lớn, bạn sẽ quen tiếp xúc với những tiếng ồn khác nhau cả ngày lẫn đêm. Chuông báo thức của em gái bạn, khu phố bật loa phát thanh sáng sớm...- tất cả những âm thanh này có thể ảnh hưởng đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn.

    Lời khuyên: Sử dụng nút tai trong khi bạn ngủ, nhưng đừng quên rằng nút tai làm bằng xốp nên nó có hạn sử dụng rất ngắn. Bạn cũng nên làm sạch chúng một cách thường xuyên.

    Nếu tiếng ồn được tạo ra từ hàng xóm hoặc từ bên ngoài, các gia đình có thể xây các bức tường cách âm để có giấc ngủ thoải mái hơn.

    3. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

     Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì kinh dị nhưng hóa ra đều có lý do cả - Ảnh 1.

    Triệu chứng này là hiện tượng đường thở bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, điều này có thể khiến bạn liên tục ngừng thở vào ban đêm. Trong trường hợp này, sự tỉnh giấc của bạn là do mức oxy trong máu giảm. Một số các triệu chứng khác của ngưng thở là bạn có thể bị đau đầu, khô miệng, tức ngực, buồn ngủ quá mức và dễ thay đổi tâm trạng.

    Lời khuyên: Nếu chẩn đoán được xác nhận, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng thiết bị giúp cho áp lực đường thở tốt và liên tục để giữ cho đường thở của bạn thông thoáng trong suốt giấc ngủ.

    Trong một số trường hợp, phẫu thuật chỉnh hình có thể giúp bạn giảm bớt khó khăn trong việc thở thông qua sự điều chỉnh vị trí của lưỡi và hàm của bạn.

    4. Hội chứng chân bồn chồn

     Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì kinh dị nhưng hóa ra đều có lý do cả - Ảnh 2.

    Nếu bạn thức dậy với những cảm giác khó chịu ở chân như đau nhức, ngứa râm ran hoặc như kiến bò trong chân. Thỉnh thoảng có thể ảnh hưởng đến cả cánh tay. Cảm giác này xảy đến lúc nghỉ ngơi và có thể gây khó ngủ. Do gián đoạn trong giấc ngủ, những bệnh nhân mắc bệnh này có thể bị buồn ngủ vào ban ngày, năng lượng cơ thể thấp, dễ cáu gắt và tâm trạng chán nản. Ngoài ra, nhiều người còn bị co giật chân tay trong khi ngủ.

    Lời khuyên: Mát xa chân, tập thể dục ở cường độ vừa phải và tắm nước ấm có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng này. Nếu bạn bị thiếu ngủ, bạn có thể thay đổi kiểu ngủ bằng cách nghỉ trưa trong ngày.

    5. Nhiệt độ phòng không phù hợp

     Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì kinh dị nhưng hóa ra đều có lý do cả - Ảnh 3.

    Đôi khi bạn thức dậy vào giữa đêm vì quá lạnh hoặc quá nóng, vấn đề sẽ là nhiệt độ phòng của bạn. Theo quy định, nhiệt độ cơ thể của bạn cần phải giảm xuống một chút để đưa bạn vào chế độ ngủ, nhưng điều đó không có nghĩa là phòng của bạn sẽ phải lạnh ngắt như bị đóng băng.

    Lời khuyên: Theo Tổ chức Nghiên Cứu Giấc ngủ Hoa Kỳ, nhiệt độ phòng lý tưởng cho một đêm ngủ ngon nằm trong khoảng từ 16°C đến 18°C. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, đó là từ khoảng 18°C đến 21°C).

    Bạn cũng có thể thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Đầu tiên, nó sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn và sau khi bạn ra khỏi bồn, cơ thể sẽ bị giảm nhiệt độ một chút, điều này sẽ kích thích sự buồn ngủ của bạn.

    6. Uống rượu

     Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì kinh dị nhưng hóa ra đều có lý do cả - Ảnh 4.

    Chúng ta thường được biết đến rượu với tác dụng an thần có thể đi đến giấc ngủ khá dễ dàng, nhưng nó cũng có thể là một lý do cho những đêm ngủ không yên giấc. Khi cơ thể bạn chuyển hóa cồn, chất lượng giấc ngủ của bạn có thể trở nên tệ hơn, bạn có thể bắt đầu thấy rạo rực và khó chịu, thậm chí là thức dậy vào giữa đêm.

    Lời khuyên: Tránh uống rượu ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy uống một tách trà hoa cúc - nó sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

    7. “Dán mắt” vào điện thoại

     Cứ đến giữa đêm lại tỉnh giấc, nghe thì kinh dị nhưng hóa ra đều có lý do cả - Ảnh 5.

    Lướt điện thoại thực sự có thể làm hỏng chất lượng giấc ngủ của bạn. Như một số nghiên cứu cho thấy, việc để mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối sẽ ngăn cơ thể bạn sản xuất hormone melatonin (một hormone có vai trò quan trọng trong việc điều tiết giấc ngủ).

    Lời khuyên cho bạn là: Hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử một hoặc 2 giờ trước khi bạn đi ngủ. Nếu bạn hoàn toàn không thể làm như vậy, thì ít nhất hãy giảm độ sáng màn hình điện thoại hoặc đèn máy tính bảng của bạn và giữ thiết bị cách mặt bạn khoảng một đến 2 feet.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ