Tốc độ tăng trưởng tỷ phú của Trung Quốc đang ở mức cao nhất thế giới.
Người ta thống kê rằng châu Á đang là nơi mỗi tuần tạo ra một tỷ phú mới. Tuy nhiên, hóa ra trên thực tế, thời gian để tạo ra một tỷ phú còn ngắn hơn thế nhiều.
Một báo cáo mới của UBS và PricewaterhouseCoopers cho thấy, ở châu Á cứ cách 3 ngày lại có một tỷ phú mới, nhanh hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới. Theo báo cáo này, vào năm 2015, Trung Quốc chiếm 71% các tỷ phú mới của châu Á, tăng 35% so với năm 2009.
Báo cáo cho biết, trong số 113 doanh nhân châu Á trở thành tỷ phú vào năm ngoái, 80 người trong số họ là từ Trung Quốc. Con số này còn chiếm hơn một nửa tổng số tỷ phú mới của thế giới, và có nghĩa là cứ sau mỗi 5 ngày, Trung Quốc lại có một tỷ phú mới.
Từ tháng Chín năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã xem việc cải cách đổi mới như một ưu tiên. “Thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đổi mới sẽ mang lại cho các sinh viên tốt nghiệp những cơ hội để cạnh tranh công bằng cho dù họ đến từ bất cứ nơi nào trên đất nước.” Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói như vậy trong buổi gặp mặt các công ty công nghệ.
Cũng theo báo cáo này đánh giá, điều này đang thúc đẩy một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nhân trẻ của Trung Quốc để họ trở nên giàu có nhanh hơn. Dưới đây là một đoạn trong báo cáo của UBS-PwC:
“Gần một nửa trong số họ đến từ các khu vực như công nghệ (19%), bán lẻ và tiêu dùng (15%), và bất động sản (15%). Các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện đang vượt lên. Cùng lúc này, rất nhiều trong số những người giàu có của quốc gia này đang đa dạng hóa các ngành kinh doanh hiện tại của họ vào bất động sản. Hơn nữa, sự đô thị hóa Trung Quốc và gia tăng chi tiêu tiêu dùng đã thúc đẩy một môi trường nơi các doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh.”
Cũng theo báo cáo này, ở các vùng bên ngoài Trung Quốc, nhưng vẫn ở châu Á, Hong Kong và Ấn Độ là những nơi đều có số tỷ phú mới là 11 người.
Trong khi đó, châu Âu lại là nhà của 56 tỷ phú mới. Phần lớn tài sản của các tỷ phú châu Âu là được thừa kế, có giá trị hầu như không thay đổi từ năm trước với 1.300 tỷ USD.
Ngược lại với châu Á, số lượng các tỷ phú mới ở Mỹ dường như thay đổi rất chậm chạp. Cho dù có 41 người đạt đến vị trí tỷ phú vào năm 2015, đã có đến 36 người rơi khỏi nhóm này.
Đáng chú ý, theo Steven Crosby, giám đốc cao cấp của bộ phận quản lý tài sản và ngân hàng tư nhân của PwC, có một điểm khác biệt quan trọng giữa các tỷ phú tự thân của Mỹ với phần còn lại của thế giới là, họ có xu hướng chọn một cuộc sống đơn giản hoặc quyên tiền cho từ thiện.
Trong khi đó, ở châu Âu, nhờ vào việc chia sẻ tầm nhìn chung và quản trị rõ ràng, các gia tộc lớn thường xây dựng được một nền tảng văn hóa vững mạnh hơn.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?