Bên trong cửa hàng Samsung 837 ở New York, bạn có thể thử nghiệm những thiết bị và các tiện ích gia đình mới nhất của công ty, hoặc đăng ký vào một hội thảo về cách sử dụng tủ lạnh có màn hình cảm ứng, hay đi dạo trong đường hầm thực tế ảo... Cửa hàng gồm 3 tầng này tràn ngập các công nghệ tiên tiến, trải trộng trên 5.200 mét vuông - tuy nhiên ở đây bạn chẳng thế mua được thứ gì cả (ngoại trừ cà phê và bánh vòng).
Ý tưởng ở đây là một cửa hàng bán lẻ lại không hề có các sản phẩm, hàng hoá mua được dường như là một canh bạc, đặc biệt là với một không gian khổng lồ cho cửa hàng Samsung nói trên. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ đã bắt đầu nắm lấy xu hướng ngược đời này. Như vậy, các cửa hàng bán lẻ sẽ không trực tiếp bày sản phẩm để bán. Họ bỏ qua mô hình bán hàng truyền thống, mà thay vào đó, sử dụng hình thức tập trung vào sự cam kết với khách hàng, giáo dục về sản phẩm và dịch vụ, trải nghiệm mua hàng sẽ thiên về gắn kết thương hiệu và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Khung cảnh bên ngoài cửa hàng Samsung 837 ở LA
Michael Koch, giám đốc phát triển cửa hàng của Samsung, người lần đầu tiên đề cập đến mô hình bán lẻ mới trong bài thuyết trình của ông tại Hội nghị thiết kế bán lẻ quốc tế vào tháng 9, nói: "Đó là về những kết quả vô hình. Khi mọi người ghé thăm Samsung 837, họ đang ở trong một môi trường thoải mái, nơi họ có thể thư giãn mà không cảm thấy áp lực của một cộng sự bán hàng khuyến khích họ mua thứ gì đó. Do đó, họ có thể dành nhiều thời gian để tìm hiểu về sản phẩm và tương tác với họ, giúp thúc đẩy mối quan hệ của họ với thương hiệu và hiểu được sản phẩm của họ."
Trong 10 tháng hoạt động đầu tiên, Koch lưu ý rằng gần một nửa triệu người đã đi qua không gian cửa hàng. Cho dù những chuyến thăm đó là để xem nhạc sĩ Gwen Stefani biểu diễn, tham dự một buổi trình diễn nấu ăn, hay để chụp một tấm ảnh tại Trạm Selfie, những tương tác đó có thể đưa về cho những nhà bán lẻ những thông tin giá trị hơn cả những thứ mà tiền có thể mua.
Ví dụ như, họ có thể sử dụng dữ liệu từ một chuyến viếng thăm cửa hàng để xác định xem một chiến dịch có hoạt động tốt hay không, hay để xem xét xem người tiêu dùng có quan tâm đặc biệt đến một sản phẩm hơn một sản phẩm khác hay không. "Ở cửa hàng 837, bạn có thể dành bao nhiêu thời gian mà bạn muốn cũng được," Kock chia sẻ. "Tôi không quan tâm bạn rời đi lúc nào. Tôi không quan tâm bạn hỏi bao nhiêu câu hỏi. Tôi không quan tâm việc bạn chỉ ngồi đó cả ngày với chiếc điện thoại hoặc tablet. Hãy nghịch với cái tủ lạnh cả ngày cho đến khi bạn thấy hạnh phúc với điều đó. Những dữ liệu từ những tương tác cụ thể đó....bạn không thể định lượng số lượng thông tin chúng tôi nhận được từ nó."
Trình diễn nấu ăn tại Samsung 837
Đường hầm Instagram
Khách hàng trải nghiệm công nghệ thực tế ảo ngay tại cửa hàng
Tháng 10 năm ngoái, nhà bán lẻ cửa hàng bách hoá Nordstrom cũng đã mở một cửa hàng không bán hàng mang tên Nordstrom Local, một không gian rộng gần 300 mét vuông, tập trung vào dịch vụ tại khu West Hollywood của Los Angeles. Nó rất nhỏ so với một cửa hiệu Nordstrom bình thường có diện tích khoảng 13,000 mét vuông. Giống như cửa hàng của Samsung, cửa hàng này hoàn toàn không có kho chứa đồ để bán hàng.
Ở đây, trọng tâm mà họ muốn hướng tới là sự thuận tiện. Do lưu lượng giao thông ở Los Angeles khiến khách hàng không muốn đến những địa điểm lớn hơn, họ cung cấp các dịch vu như tư vấn ăn mặc, làm móng, và cả trà, cà phê và rượu vang cho khách hàng ngay tại đây. "Chúng tôi luôn luôn lắng nghe và phát triển cùng với khách hàng của mình," Shea Jensen, phó giám đốc cao cấp của Nordstrom cho biết. "Ví dụ, chúng ta biết là giao thông LA có thể là một thách thức, và khách hàng thường mất một khoảng thời gian dài để có thể đến được một trong những cửa hàng của chúng ta, kể cả khi họ chỉ cách đó có vài dặm thôi." Trong khi Jensen nói không có kế hoạch mở nhiều địa điểm hơn, họ hi vọng là cửa hàng này sẽ trở thành một trung tâm tiện ích để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ông Koch ở Samsung thừa nhận rằng những cửa hàng như thế này không nhất thiết là tối ưu cho tất cả các nhà bán lẻ, và đấy cũng không phải là dự định của họ ngay từ đầu. "Ý tưởng chưa bao giờ là "Hãy đi và mở ra một cửa hàng mà không có hàng hoá cho khách hàng" cả," ông chia sẻ. "Mục đích luôn là tìm cách tốt hơn để trưng bày các sản phẩm theo cạch mà mọi người hiểu được, và người dùng sẽ được giáo dục trong một môi trường thoải mái hơn." Đối với các nhà bán lẻ theo đuổi mô hình này, tiềm năng để tìm hiểu thêm về hành vi của khách hàng và giành được sự trung thành cho thương hiệu có thể đem lại những giá trị vô giá.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương