Cửa hàng vật lý đang đến hồi "thất sủng", Thế giới Di động (MWG) hầu như đang bỏ qua phân khúc điện máy online giá rẻ
Công ty đang lên kế hoạch áp dụng mô hình "2 giá" đối với các sản phẩm điện máy. Cụ thể, sẽ có 2 mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm: (i) một mức giá đi cùng với tất cả các tùy chọn (giao hàng nhanh, lắp ráp và bảo hành từ MWG) trong khi đó (ii) mức giá còn lại sẽ rẻ hơn và không có các dịch vụ trên (chỉ đi kèm với bảo hành của hãng).
Tăng trưởng hàng tháng là thông lệ đối với "đại gia" bán lẻ CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 65.478 tỷ đồng, doanh thu online đạt 8.852 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.187 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018, tương đương với mức tăng trưởng lần lượt 37%, 123% và 34% so với 9 tháng năm 2017.
Trong đó, Điện Máy Xanh đang là nguồn đóng góp mức tăng trưởng chủ lực, đi cùng kỳ vọng từ Bách Hóa Xanh thời gian tới trong bối cảnh mảng Thế giới Di động đang bão hòa.
Không đứng ngoài cuộc chơi thương mại điện tử
Về thị trường Điện Máy Xanh, ngoại trừ điện thoại thì giới quan sát nhận định vẫn tăng trưởng khá tốt khoảng 20%/năm. Thực tế, các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống vẫn chiếm 30-40% tổng thị phần và đây là cơ hội cho các chuỗi bán lẻ lớn, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo.
Trong bối cảnh này, MWG đặt mục tiêu tăng thị phần mảng điện máy lên 50% từ mức 35% hiện tại, nhằm lặp lại kỳ tích ở thị trường điện thoại. Và như vậy, có hai cách để thực hiện việc này:
(1) Mở thêm cửa hàng: MWG đặt kế hoạch tăng số cửa hàng Điện Máy Xanh lên hơn 900 từ 737 cửa hàng hiện tại. Các cửa hàng mới sẽ chỉ ở quy mô nhỏ để đạt mức bao phủ rộng;
(2) Điều chỉnh mô hình kinh doanh.
Mặc dù làm rất tốt phương án 1, tuy nhiên với phương án 2 liên quan đến mô hình kinh doanh MWG hầu như đã bỏ qua phân khúc điện máy online giá rẻ cho đến nay. Theo giới phân tích, các cửa hàng trực tuyến có thể đưa ra mức giá bán rất cạnh tranh nhờ không mất nhiều chi phí cho mặt bằng và dịch vụ.
Tuy nhiên, để có thể gia tăng thị phần, MWG đã nhận ra không thể làm lơ bộ phận khách hàng tìm kiếm giá rẻ trên các website bán hàng trực tuyến. Do đó, Công ty đang lên kế hoạch áp dụng mô hình "2 giá" đối với các sản phẩm điện máy. Cụ thể, sẽ có 2 mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm: (i) một mức giá đi cùng với tất cả các tùy chọn (giao hàng nhanh, lắp ráp và bảo hành từ MWG) trong khi đó (ii) mức giá còn lại sẽ rẻ hơn và không có các dịch vụ trên (chỉ đi kèm với bảo hành của hãng).
Ghi nhận, giai đoạn thử nghiệm sẽ được MWG cho diễn ra trong tháng 12 năm nay. Đây là bước tiến mới và có khả năng thay đổi cuộc chơi trong cạnh tranh giữa các cửa hàng vật lý và thương mại điện tử, VDSC nhận định.
Cửa hàng vật lý đang đến hồi "thất sủng"
Điểm qua về xu hướng bán lẻ toàn cầu, tại các thị trường bán lẻ đã ở giai đoạn suy thoái như Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc… các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống đang thực sự gặp khó khăn. Sự lớn mạnh của nền tảng thương mại điện tử cũng như việc các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến mở rộng sang bán lẻ ngoại tuyến (bán lẻ đa kênh) đang khiến cho cạnh tranh trong ngành trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Gần đây, chuỗi bán lẻ đồ chơi Toys R Us công bố kế hoạch đóng cửa hoặc bán toàn bộ hơn 800 cửa hàng đồ chơi của mình trên toàn nước Mỹ (Quý khách có thể đọc thêm bình luận của chúng tôi về Toys R Us tại đây). Chuỗi thời trang cao cấp Michael Kors đóng 125 trong số 429 cửa hàng cuối năm 2017, chuỗi bán lẻ hàng điện tử Best Buy đóng 257 trong số 1.008 cửa hàng tại Mỹ, Dick Smith – chuỗi bán lẻ điện tử lớn của Úc tuyên bố phá sản vào năm 2016. Đây là những ví dụ điển hình về các "tượng đài" bán lẻ hụt hơi trước thay đổi của ngành.
Riêng Việt Nam, với giả định đang trong giai đoạn phát triển, các cửa hàng vật lý của Thế Giới Di Động, PNJ hay FPT Retail vẫn có lợi thế từ độ bao phủ rộng cùng với tâm lý còn ngại mua hàng qua mạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bán lẻ và thương mại điện tử sớm muộn sẽ đặt các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống trước lựa chọn: (1) để các cửa hàng của mình trở thành gánh nặng khi không còn có thể cạnh tranh về sự tiện lợi với bán lẻ trực tuyến hoặc (2) biến các cửa hàng sẵn có thành lợi thế cạnh tranh bằng mô hình bán lẻ trải nghiệm.
Điện Máy Xanh đang đóng góp chủ lực tăng trưởng
Trở lại với câu chuyện tăng trưởng kinh doanh của MWG, doanh thu từ mảng Điện Máy Xanh đang tiến sát mảng chủ lực từ lâu là Thế giới Di động, thậm chí kết quả 8 tháng cho thấy mảng này đã chính thức vượt qua chuỗi Thế giới Di động để trở thành đầu tàu đóng góp doanh thu với 55% tỷ trọng.
Riêng quý 3, mặc dù được xem là quý thấp điểm trong năm, MWG vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu theo ngành hàng so với cùng kỳ năm trước cho 9 tháng đầu năm lần lượt là 79% cho nhóm sản phẩm điện máy. Trong đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ (mở trước 1/1/2017) chung của chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh đạt khoảng 12% trong 9 tháng năm 2018 so với cùng kỳ; cao hơn mức 10% của 6 tháng đầu năm. Một số cửa hàng Thế giới Di động tiếp tục được chuyển đổi thành cửa hàng Điện Máy Xanh mini.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời