Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.
- Cuộc chiến 5G và nỗi lo của cựu quan chức Mỹ: Trong khi Washington "dậm chân tại chỗ", Trung Quốc dự kiến dựng 150.000 trạm gốc 5G cuối năm nay, gấp 15 lần Mỹ
- Lộ ảnh thực tế Oppo Reno3 5G và Reno3 Pro 5G, không còn vây cá mập
- Những người Nhật "retro" giữa thời đại 5G: Công nghệ phát triển như vũ bão nhưng giới trẻ vẫn mải mê với những giá trị xưa cũ
Cụ thể, theo ông Tuấn, Cục Tần số đã tham mưu và Bộ TT&TT thành lập Hội đồng đấu giá, Hội đồng xác định giá khởi điểm, xây dựng Hồ sơ mời đấu giá quyền sử dụng tần số băng tần 2.6Ghz. Cục cũng cấp phép cho Viettel thử nghiệm 4G để đánh giá công nghệ LTE/LTE Advanced trên băng tần 2.6 Ghz đến ngày 13/10/2020.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc triển khai đấu giá băng tần 2.6Ghz chưa đảm bảo tiến độ do những vướng mắc trong xác định giá khởi điểm quyền sử dụng băng tần, do hiện chỉ có Quyết định số 16/2012 về đấu giá, chuyển nhượng, sử dụng tần số. Để giải quyết khó khăn này, Cục đã trình Bộ TT&TT tờ trình báo cáo Thủ tướng về những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá khởi điểm, đề xuất cách triển khai đấu giá băng tần...
Ngoài ra, Cục Tần số đã hoàn thành xây dựng, trình Bộ TT&TT dự thảo Thông tư quy hoạch băng tần 700 Mhz, là cơ sở pháp lý để triển khai đấu giá băng tần 700 Mhz thúc đẩy các mạng thông tin di động 4G, mở rộng vùng phủ sóng tới các khu vực nông thôn, miền núi, mang lại lợi ích kinh tế- xã hội cho doanh nghiệp và người dân.
Cục cũng đang nghiên cứu xây dựng quy hoạch 5G ở các băng tần 3.5 Ghz, 4.9 Ghz... cho mạng 5G ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện xây dựng quy hoạch băng tần cho 5G, nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến băng tần C của vệ sinh Vinasat, về tần số phục vụ an ninh quốc gia... Đối với vấn đề này, Cục đã báo cáo lãnh đạo Bộ để xin hướng triển khai tiếp theo.
Đối với công tác kiểm soát tần số, xử lý can nhiễu, trong năm 2019, Cục Tần số đã phát hiện và lập 208 báo cáo vi phạm/tổng số 481 vi phạm trong năm 2019. Năm 2019, số vụ nhiễu mạng thông tin di động vẫn chiếm tỷ lệ lớn 97/133 vụ, 9 vụ nhiễu mạng điều hành bay, 6 vụ nhiễu mạng phát thanh truyền hình.... Cục Tần số đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giải quyết 8 vụ nhiễu mạng thông tin di động, đài quốc phòng, an ninh.
Với công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về sử dụng tần số, Cục Tần số đã kiểm tra đột xuất 218 tổ chức, ban hành 119 quyết định xử phạt với tổng số tiền 573.350.000 đồng, xử phạt cảnh cáo 19 vụ và nhắc nhở 82 tổ chức, cá nhân.
Cũng theo ông Tuấn, trong Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, việc thực hiện hỗ trợ set top box còn nhiều vấn đề trong thủ tục, lắp đặt thiết bị... gây phản ứng không tích cực tại các Sở TT&TT, làm chậm tiến độ, ảnh hưởng tới việc tắt sóng tại các tỉnh. Cục Tần số kiến nghị Bộ TT&TT chỉ đạo Ban quản lý VTCI tích cực triển khai thủ tục hỗ trợ set top box đúng thời hạn đã được phê duyệt.
Về chương trình công tác năm 2020, Cục Tần số sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển 5G để Việt Nam không chậm hơn thế giới; nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý tần số nhằm thúc đẩy cạnh tranh; xây dựng thông tư về quy hoạch băng tần 5G, quy hoạch băng tần 3.5Ghz, 4.9 Ghz và 26/28Ghz; sửa đổi quy định 16 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng tần số; đấu giá, cấp phép băng tần 2.6Ghz, triển khai đấu giá băng tần 700 Mhz; hoàn thành Đề án số hoá truyền hình theo đúng lộ trình; đề xuất bổ sung, sửa đổi danh mục phí, lệ phí băng tần cho mạng 5G...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android