TPO - Lãnh đạo Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến thời điểm này chưa thể khẳng định cúm A (H9N2) lây từ động vật sang người, và trên thế giới chưa có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, người dân cần phải cẩn trọng khi tiếp xúc và sử dụng gia cầm nhiễm bệnh.
- Ghi nhận trường hợp tử vong do cúm gia cầm H3N2 và H10N5 ở Trung Quốc
- Đất nước gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất: Việt Nam!
- Fujifilm Việt Nam phản hồi về thông tin 'cơ cấu' quay số suất mua X100VI phiên bản đặc biệt cho người thân của hãng
- Không tắm, không rửa tay, không đổ mồ hôi và không được khóc: Cuộc sống của những bệnh nhân dị ứng với nước
- Bí ẩn: Người nuôi mèo có nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao gấp đôi người bình thường?
Trao đổi với PV Tiền Phong , ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y cho biết, sau khi có thông tin một bệnh nhân nam, 37 tuổi (ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) phát hiện dương tính cúm A (H9N2) , Cục đã chỉ đạo cơ quan thú y địa phương phối hợp với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức điều tra nguyên nhân để có những khuyến cáo tới người dân.
Theo ông Long, kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm. Do đó, cơ quan thú y đã tổ chức lấy mẫu gia cầm ở cạnh nhà bệnh nhân, với mỗi mẫu gộp được lấy trên 5 gia cầm riêng biệt. Đến thời điểm này, Cục đã lấy 7 mẫu nhưng kết quả đều cho âm tính.
Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, hiện trên thế giới, cúm A (H9N2) mới chỉ phát hiện ở Trung Quốc. Đây cũng là trường hợp phát hiện cúm A (H9N2) đầu tiên ở Việt Nam.
“Trên lý thuyết đây là loại cúm có độc tốc thấp, thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Đến nay trên cả nước cũng chưa phát hiện cúm A (H9N2) gây bệnh trên gia cầm và chưa phải báo cáo dịch bệnh, đồng thời chưa phát hiện trường hợp nào lây cúm A (H9N2) từ người sang người”, ông Long nói.
Thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lãnh đạo Cục Thú y cho rằng, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.
Cục trưởng Cục Thú ý khuyến cáo người dân không nên giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc và hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã.
Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân cần tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy….
Hiện, Cục Thú y tiếp tục yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn gia cầm và tăng cường tuyên truyền đến người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch. Các địa phương được yêu cầu điều tra cúm gia cầm bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện bất thường.
Trước đó, một bệnh nhân nam, 37 tuổi, làm thợ hồ, tỉnh Tiền Giang, được chuyển lên TP.HCM điều trị với chẩn đoán theo dõi xuất huyết tiêu hóa trên nền loét dạ dày, kèm xơ gan do rượu, theo dõi nhiễm trùng huyết.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có tình trạng viêm phổi nên được chỉ định lấy mẫu làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần 1 cho kết quả dương tính cúm A. Ngày 1/4, xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp giải mã trình tự gen do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện có kết quả dương tính với virus cúm A (H9N2).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"