Thứ Ba tới (3/4) là kỷ niệm 45 năm cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được thực hiện. Cuộc gọi được tiến hành vào ngày 3/4/1973 tại New York, trên chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới – một nguyên mẫu do Motorola phát triển, có tên là DynaTAC.
- HP ra mắt ZBook 14u/15u: workstation di động mỏng nhất thế giới, độ dày chỉ 17,9 mm, nặng 1,48 kg, giá từ 29,5 triệu đồng
- Vì sao Galaxy S9 với camera thay đổi khẩu độ lại được xem là cột mốc quan trọng của nhiếp ảnh di động
- MWG đạt 7.861 tỷ đồng doanh thu ngay trong tháng 1/2018; Doanh thu từ chuỗi Thế giới di động giảm sút 11% so với cùng kỳ
- Giá cước cuộc gọi di động giữa các nhà mạng sẽ giảm 20% từ ngày 1/5
- Flutter SDK: Quân bài trong chiến lược ứng dụng di động đa nền tảng của Google
Cuộc gọi đó được một kỹ sư của Motorola thực hiện. Kỹ sư này đã dành nhiều năm để nghiên cứu nó, Tiến sỹ Martin Cooper của Motorola. Vào ngày thứ Ba đó, Tiến sỹ Cooper có một cuộc đi dạo ở Sixth Avenue ở New York, mang theo một thiết bị nặng 2.2 pound (gần 1kg), và những người đi đường không thể nhận ra đó là thiết bị gì. Đó chính là chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới, chiếc Motorola DynaTAC, một thiết bị khổng lồ không để vừa bất kỳ chiếc túi nào cả. Tuy vậy, nó không bị vướng bận với các loại dây, và có những khả năng chưa từng có vào lúc đó.
Cuộc gọi di động đầu tiên trên thế giới diễn ra vào ngày 3/4/1973 ở New York. Vào ngày 3/4 tới, Motorola cho biết sẽ có chương trình ưu đãi kỷ niệm sự kiện này trên website Motorola.com |
Cooper đã dùng đúng khoảnh khắc đặc biệt này để gọi điện thoại di động cho một người, không ai khác chính là đối thủ lớn của ông, Dr. Engel, giám đốc nghiên cứu của Bell Labs, m ột công ty có quan hệ gần gũi với AT&T vào lúc đó. Đó là một chiến thắng với Motorola, và với cá nhân Cooper, người giờ đây đã được xem là nhà sáng tạo, “cha đẻ” của điện thoại di động. Và dù thiết bị đó thiếu đi rất nhiều tiêu chuẩn ngày nay, nó vẫn là nguồn gốc của iPhone và Galaxy ngày nay. Một điều mà chúng ta thực sự cần cảm ơn quá trình phát triển của công nghệ, đó là, giá máy đã giảm đi rất nhiều kể từ ngày đó. Chiếc DynaTAc lúc đó có giá tới 3.500 USD (gần 80 triệu đồng).
Điều thú vị là, công nghệ di động đã được phát triển từ những ngày trong chiến tranh thế giới thứ 2 (những năm 1940), nhưng phải đến những năm 1970, nó mới bắt đầu trở nên thương mại hóa rộng rãi. Và dù cuộc gọi di động đầu tiên diễn ra vào năm 1973, song phải đến cuối những năm 70, điện thoại di động mới bắt đầu trở nên đại chúng.
Thêm một thông tin thú vị nữa, mạng lưới điện thoại di động lướn đầu tiên được thiết lập năm 1979, ở Tokyo, Nhật Bản, phủ sóng khu đô thị Nhật Bản với 23 trạm phát sóng. Ngay sau đó, năm 1981, các quốc gia Scandinavia mới theo sau, ra mắt mạng roaming đầu tiên trên khắp Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – quê hương của Nokia. Tất nhiên, điện thoại di động bắt đầu đến Mỹ một cách toàn diện 10 năm sau khi Tiến sĩ Cooper thực hiện cuộc gọi đầu tiên trong lịch sử. năm 1983, khu vực đô thị Chicago mở mạng di động cho khách hàng và bắt đầu một kỷ nguyên di động ở Mỹ.
Cuộc gọi di động đầu tiên trên thế giới được Tiến sỹ Martin Cooper gọi cho đối thủ của mình. Ảnh: CNN |
Tuy vậy, Mỹ vẫn chậm chạp trong cuộc chơi. Trên thực tế, Phần Lan là nơi mà các sáng tạo điện thoại di động phát triển mạnh trong những năm sau: đó là nơi mạng 2G đầu tiên ra mắt. Phần Lan cũng ghi nhận sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực khác của công nghệ di động : như sự xuất hiện của tin nhắn văn bản (bắt đầu năm 1993), nhạc chuông (1998, Phần Lan) và dịch vụ Internet di động lan rộng (1999, Nhật Bản).
Công nghệ di động thế hệ 3G đến với thời hiện đại chúng ta vào năm 2001. 3G là công nghệ quan trọng mà hầu hết các quốc gia vẫn đang phải phụ thuộc để truyền dữ liệu di động .
Và giờ đây, thế giới lại đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên 4G. Một số quốc gia hiện đang thử nghiệm và triển khai 5G.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"