Thời gian gần đây, nổi lên công nghệ giả mạo cuộc gọi video Deepfake tinh vi mà nếu không cảnh giác, rất có thể bạn sẽ trở thành “nạn nhân” tiếp theo của chiêu trò lừa đảo này.
- Khuyến cáo lừa đảo mở tài khoản ngân hàng bằng công nghệ Deepfake
- Hãng Tesla: Tuyên bố của ông Elon Musk về khả năng tự lái trên xe Tesla là deepfake
- Bộ Công an cảnh báo lừa đảo bằng công nghệ Deepfake dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
- Sự thật về bức ảnh cựu TT Trump bị bắt giữ: Công nghệ Deepfake giỏi 'đánh lừa' tới đâu vẫn lộ sơ hở
- Làm thế nào để tránh bẫy lừa đảo bằng Deepfake?
Bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng không gian mạng để thực hiện nhiều hành vi phạm tội, chiếm đoạt tiền và tài sản của rất nhiều người.
Deepfake đang là một mối đe dọa đối với sự trung thực và tin cậy của video và hình ảnh. Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung để tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.
Phần lớn hình thức lừa đảo trực tuyến này nhắm tới việc lừa đảo tài chính. Khi người dân nhận được các cuộc gọi liên quan đến các nội dung về tài chính thì nên tỉnh táo xác nhận thêm.
Các bước thực hiện cuộc gọi video Deepfake lừa đảo
Bước 1: Sử dụng thuật toán để tái tạo lại khuôn mặt và giọng nói phù hợp với nét mặt, biểu cảm để:
Giả mạo người thân/ bạn bè/ đồng nghiệp
Giả mạo cán bộ nhà nước/ Công an/ Viện kiểm sát…
Bước 2: Thực hiện cuộc gọi thoại/ video với hình ảnh giọng nói như người thật (thông qua các ứng dụng như FB/Zalo/Viber…)
Bước 3: Yêu cầu nạn nhân chuyển tiền/ lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân/ tài khoản ngân hàng
Cách phân biệt cuộc gọi video Deepfake
Thời lượng cuộc gọi rất ngắn chỉ vài giây, ngắt máy giữa chừng với lý do mất sóng, sóng yếu…
Chiếm quyền kiểm soát điện thoại, truy cập trái phép dữ liệu
Tóc, màu da và khuôn mặt có vẻ mờ hơn so với môi trường xung quanh, ánh sáng trong video thường không phù hợp bối cảnh. Điều này có thể khiến cho video trông rất giả tạo và không tự nhiên.
Âm thanh có thể không khớp với khẩu hình miệng, có nhiều tiếng ồn trong video hoặc video không có âm thanh
Yêu cầu chuyển tiền mà tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi.
Bình tĩnh xác minh thông tin
Nếu nhận được một cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền gấp, trước tiên hãy bình tĩnh và xác minh thông tin:
- Liên lạc trực tiếp với người thân, bạn bè thông qua một kênh khác xem có đúng là họ cần tiền không.
- Kiểm tra kỹ số tài khoản được yêu cầu chuyển tiền. Nếu là tài khoản lạ, tốt nhất là không nên tiến hành giao dịch.
- Nếu cuộc gọi từ người tự xưng là đại diện cho ngân hàng, hãy gác máy và gọi trực tiếp cho ngân hàng để xác nhận cuộc gọi vừa rồi có đúng là ngân hàng thực hiện hay không.
- Các cuộc gọi thoại hay video có chất lượng kém, chập chờn là một yếu tố để bạn nghi ngờ người gọi cũng như tính xác thực của cuộc gọi.
Phòng tránh như thế nào?
Để phòng tránh tổn thất xảy ra và bảo vệ bản thân khỏi các hình thức lừa đảo này, khách hàng cần thực hiện theo các hướng dẫn sau:
Luôn cảnh giác với yêu cầu từ cuộc gọi/SMS/ email không xác thực, đặc biệt là các yêu cầu chuyển tiền, cài đặt/kích hoạt/nâng cấp dịch vụ
Kiểm tra tính xác thực của các yêu cầu bằng cách liên hệ trực tiếp đến các kênh chính thức của công ty viễn thông, ngân hàng, cơ quan nhà nước
Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP/CVV, mã pin, số thẻ qua điện thoại, SMS hay bất cứ website/ mạng xã hội nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4