Theo đại diện Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), việc kiểm tra TikTok cũng đã đi vào giai đoạn cuối cùng và đang chốt cam kết khắc phục.
- Một nửa người Việt đang dùng TikTok nhưng vẫn chưa nhiều bằng 5 quốc gia này
- Mệt mỏi vì TikTok đề xuất nhiều video dán nhãn " Nội dung nhạy cảm", đây là cách khiến chúng biến mất vĩnh viễn
- Elon Musk đổi tên Twitter thành X: Cơ hội kiếm tiền cho những người "lỡ sóng” YouTube, Facebook và TikTok?
- New York cấm sử dụng TikTok trên thiết bị công
- Người Mỹ u mê một ứng dụng khác không phải TikTok: Độ gây 'nghiện' tương tự, bố mẹ tìm cách hạn chế nhưng không thể
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông, khi được hỏi về tình hình kiểm tra nền tảng mạng xã hội TikTok, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) - cho biết, việc kiểm tra đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
Giải thích về việc kiểm tra TikTok kéo dài, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng, nguyên nhân là do liên quan đến nền tảng xuyên biên giới có nhiều phức tạp hơn so với các doanh nghiệp trong nước.
Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông - phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9
"Hiện tại, việc kiểm tra TikTok cũng đã đi vào giai đoạn cuối cùng và chúng tôi đang chốt cam kết khắc phục đối với TikTok" - ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.
Theo Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, kết quả cuộc kiểm tra toàn diện TikTok dự kiến sẽ được công bố tại họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc sớm hơn.
Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, kết luận của cuộc kiểm tra toàn diện TikTok đang được Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất với một số Bộ, ngành khác. Những hành vi vi phạm của nền tảng phải được xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại buổi họp báo
"Quan trọng nhất là chúng ta phải đưa ra nhóm giải pháp để chấm dứt hành vi vi phạm và đạt được cam kết" - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 6 sai phạm lớn của TikTok tại thị trường Việt Nam gồm:
+ Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại gây nguy hiểm với trẻ em.
+ Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view.
+ Không quản lý các thần tượng TikTok sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa, thậm chí tạo trend.
+ Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả nhằm ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái.
+ Không có biện pháp kiểm soát các nội dung vi phạm bản quyền.
+ Để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các Bộ, ngành để tiến hành kiểm tra theo hình thức đột xuất, toàn diện đối với mạng xã hội TikTok tại Việt Nam.
Nội dung kiểm tra tập trung vào việc: chấp hành các quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho người sử dụng trong nước; quy trình kiểm duyệt thông tin; xác thực thông tin người dùng; ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam; xử lý khiếu nại của người dùng; thuật toán phân phối, đề xuất nội dung cho người dùng; thu thập, quản lý, lưu trữ, sử dụng dữ liệu của người dùng; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; chấp hành các quy định về quảng cáo; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên không gian mạng; tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; thực hiện nghĩa vụ thuế.
Ngoài ra, còn có nội dung về quản lý người nổi tiếng, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật -biểu diễn trên TikTok (Idol TikTok); đánh giá tác động của TikTok đối với thanh, thiếu niên; đánh giá tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội TikTok đến xu hướng và vai trò của truyền thông chính thống...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming