Cuộc sống nơi lạnh nhất thế giới bị đe dọa: Nắng nóng kỷ lục khiến băng vĩnh cửu tan, người dân phải đối mặt với sự đảo lộn mất kiểm soát

    Z, Theo Nhịp sống việt 

    Cháy rừng đang lan rộng. Những đàn muỗi hung dữ. Người dân phải che chắn cửa sổ khỏi ánh nắng mặt trời lúc nửa đêm bằng giấy bạc và chăn.

    Người dân tại Russkoye Ustyem, một ngôi làng ở Siberia bên bờ Bắc Băng Dương thường chơi trượt tuyết vào giữa tháng 6. Thế nhưng, điều này đã không còn xảy ra vào năm nay khi tuần trước, nhiệt độ tại đây đã lên đến kỉ lục là 39 độ.

    Cuộc sống nơi lạnh nhất thế giới bị đe dọa: Nắng nóng kỷ lục khiến băng vĩnh cửu tan, người dân phải đối mặt với sự đảo lộn mất kiểm soát - Ảnh 1.

    Ông Sergei Portnyagin, trưởng làng nói qua điện thoại với NYTimesrằng: "Có lẽ thiên nhiên đang trả thù chúng tôi. Chúng tôi đã đối xử quá tàn nhẫn đối với thiên nhiên."

    Cuộc sống nơi lạnh nhất thế giới bị đe dọa: Nắng nóng kỷ lục khiến băng vĩnh cửu tan, người dân phải đối mặt với sự đảo lộn mất kiểm soát - Ảnh 2.

    Được biết, khí hậu đang ấm lên nhanh chóng ở Bắc Cực trong nhiều năm trở lại đây, nhưng một đợt nắng nóng đỉnh điểm ở phía bắc Siberia trong vài tuần qua khiến nhiều người phải kinh ngạc.

    Cháy rừng đang lan rộng trong khu vực. Cá lặn sâu xuống biển, muỗi bay thành từng đàn. Người dân ở đây đang phải đóng đinh vào cửa sổ của họ bằng giấy bạc và chăn để có thể ngủ được vào nửa ban đêm vì ánh mặt trời quá rực rỡ.

    Băng vĩnh cửu đang tan

    Thị trấn Verkhoyansk, cách Bắc Cực 650km, xa hơn cả Alaska đã đạt đỉnh nhiệt độ là 38 độ vào thứ Bảy tuần trước. Đây có thể là mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận ở khu vực trên vòng Bắc Cực.

    Verkhoyansk từng được biết đến là nơi lạnh nhất nước Nga với mức nhiệt kỉ lục là -32 độ vào năm 1892.

    Ngay trước đợt nắng nóng này, biến đổi khí hậu đã và đang làm thay đổi cuộc sống ở miền bắc nước Nga, với những tác động toàn cầu.

    Cuộc sống nơi lạnh nhất thế giới bị đe dọa: Nắng nóng kỷ lục khiến băng vĩnh cửu tan, người dân phải đối mặt với sự đảo lộn mất kiểm soát - Ảnh 3.

    Giáo sư Roman Desyatkin, một nhà khoa học ở thành phố Yakutsk của Siberia, nghiên cứu về hậu quả sâu rộng nhất của khí hậu ấm lên, nói rằng: "Có nhiều điều kì lạ đang diễn ra ở đây. Mặt đất đóng băng đang bị tan dần. Thực vật, động vật và con người chúng tôi không quen với sức nóng lớn như vậy."

    Mặt đất đóng băng, hay còn gọi là băng vĩnh cửu, nằm ngay dưới bề mặt phần lớn nước Nga, tương tự như dải đất Alaska, Canada và Scandinavia. Ở một số khu vực, bao gồm cả một phần của vùng đông bắc Siberia, lớp băng vĩnh cửu chứa những khối băng lớn.

    Mùa hè ở Bắc Cực khi khí hậu bắt đầu trở nên nóng hơn, lớp băng vĩnh cửu này sẽ tan khiến đồng cỏ ngập nước, những con đường chịu sự lụt lội, các tòa nhà bị lung lay và những bờ sông bị xói mòn.

    Băng vĩnh cửu tan nhanh mang theo rất nhiều hậu quả toàn cầu vì nó dẫn đến việc giải phóng khí thải nhà kính ra khỏi những vật liệu hữu cơ đã bị đóng băng từ lâu. Một nhóm các nhà khoa học do Liên Hợp Quốc triệu tập cho biết vào năm ngoái, quá trình này có khả năng giải phóng 240 tỷ tấn carbon vào năm 2100 và thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu.

    Nhiệt độ đạt đỉnh điểm ở vòng Bắc Cực và thảm họa môi trường

    Đối với nước Nga, khí hậu ấm hơn mang lại một số lợi ích. Các quan chức nước này hy vọng rằng băng tan sẽ thúc đẩy thương mại và giúp các tàu bè qua lại Bắc Băng Dương dễ dàng hơn giữa châu Á và châu Âu. Ngoài ra, băng tan cũng sẽ khiến Nga dễ dàng khai thác dầu và khí đốt dưới biển.

    Đổi lại, Nga sẽ phải trả giá cho điều này. Nước Nga sẽ phải giải quyết thiệt hại cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng bởi băng tan. Ước tính có thể nước Nga sẽ phải chịu thiệt hại hơn 100 tỷ đô la.

    Cuộc sống nơi lạnh nhất thế giới bị đe dọa: Nắng nóng kỷ lục khiến băng vĩnh cửu tan, người dân phải đối mặt với sự đảo lộn mất kiểm soát - Ảnh 4.

    Một hình ảnh vệ tinh do NASA cung cấp cho thấy khói từ các đám cháy ở gần Verkhoyansk hôm thứ Ba.

    Nhiệt độ cao kỉ lục trong năm nay đã góp phần gây ra nhiều thảm họa môi trường. Một bể chứa nhiên liệu gần thành phố khai thác Norilsk bị vỡ ở Bắc Cực vào cuối tháng 5. Khối lượng tương đương với 150.000 thùng dầu diesel đã tràn xuống sông xuống biển. Nguyên nhân của sự việc này được cho là sự sụt lún của lớp băng vĩnh cửu.

    Bắc Cực đã nóng hơn gấp đôi so với phần còn lại của thế giới và nhiệt độ hàng năm trong khu vực này từ năm 2016 đến 2019 đã được ghi nhận là cao nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, năm nay có thể sẽ còn nóng hơn nữa. Nhiệt độ ở Siberia đã tăng gần 10 độ vào tháng 5 so với nhiệt độ trung bình. Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết tháng 5 được ghi nhận là nóng nhất trên toàn bán cầu Bắc và toàn cầu.

    Phía trên Vòng Bắc Cực, không có sự thoát nhiệt vì mặt trời luôn chiếu sáng suốt ngày đêm.

    Cuộc sống của người dân bị đảo lộn

    Tại thị trấn Srednekolymsk, thị trưởng Nikolai Chukrov, đóng một tấm chăn vào khung gỗ cửa sổ để thành tấm rèm hai lớp giúp tránh ánh sáng mặt trời. Ông nói: "Nhiệt độ cao khiến trẻ em có thể chơi trên sông và người dân có thể trồng được một mùa rau dài hơn. Nhưng nó cũng đem đến cho chúng tôi những đàn muỗi lớn. Có lúc, chúng rất đáng sợ."

    Điều tệ hơn nữa là những đám cháy rừng diễn ra thường xuyên ở khu vực Srednekolymsk và các ngôi làng Siberia khác. Năm ngoái, khí hậu khô nóng đã khiến cháy rừng bùng phát dữ dội. Ước tính, khoảng 100.000 km2 rừng đã bị thiêu rụi bởi cháy rừng.

    Năm nay, mọi thứ có vẻ như còn tồi tệ hơn. Tính đến tháng 6, 20.500 km2 lãnh thổ Siberia đã bị đốt cháy, nhiều hơn gần 3000 km2 cùng kỳ năm ngoái.

    Cuộc sống nơi lạnh nhất thế giới bị đe dọa: Nắng nóng kỷ lục khiến băng vĩnh cửu tan, người dân phải đối mặt với sự đảo lộn mất kiểm soát - Ảnh 5.

    Ông Chukrov nói: "Chỉ có mưa mới có thể dập tắt được những đám cháy này. Năm nay, chúng tôi không có mưa."

    Lãnh nguyên của làng Russkoye Ustye cũng đang bốc cháy. Khu định cư này là một trong những tiền đồn nổi tiếng nhất của Nga bởi vì người dân tộc Nga đầu tiên đã đến đây định cư vào thế kỉ 16, 17. Các tòa nhà cũ của ngôi làng này đã chìm xuống sông trong 3 thập kỉ qua do sự xói mòn và băng vĩnh cửu gây ra.

    Trưởng làng, ông Portnyagin cho biết những năm gần đây, các loài chim chưa từng bay xa đến Bắc Cực như vậy. Ông nói: "Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng tôi không còn có thể đi xe trượt tuyết trong tháng 6. Hoa Tundra thường nở vào giữa tháng 7 thì bây giờ cũng đã nở hoa. Trong khi đó, người dân làng không quen với nhiệt độ cao đã bị đau đầu và gặp các vấn đề về da. Những đàn cá cũng không còn thấy xuất hiện vì chúng lặn sâu xuống đáy biển. Các ngư dân đang vô cùng đau khổ."

    Cách đó 480km về phía đông, nơi sông Kyolyma chảy vào Bắc Băng Dương, người chăn nuôi tuần lộc cũng đang cảm thấy bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Băng sông đã vỡ sớm hơn bình thường trong năm nay và những con chim di cư đến sớm hơn bình thường. Những cây không phổ biến đang phát triển ở vùng lãnh nguyên.

    Pyotr Kaurgin, lãnh đạo của một cộng đồng bản địa trong khu vực cho biết: "Mọi thứ đang thay đổi. Những già làng thường dự đoán đúng về thời tiết và khí hậu của mùa đông và mùa hè, nhưng giờ đây chúng tôi không còn có thể nói chắc chắn được nữa."

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ