Cuộc sống tẻ nhạt bên trong "thành phố iPhone", nơi sản xuất một nửa số "Táo" trên thế giới

    Phương Phương, THEO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT 

    Nếu bạn đang sử dụng một chiếc iPhone, rất có thể nó đã được sản xuất tại một khu phức hợp nhà máy ở Trịnh Châu, Trung Quốc - một thành phố có khoảng 9,5 triệu người.

    Nhà máy, do nhà sản xuất điện tử Đài Loan Foxconn điều hành, có khoảng 350.000 người và sản xuất khoảng một nửa số iPhone trên thế giới.

    Trong những tháng mùa hè bận rộn trước khi phát hành một chiếc iPhone mới, nhà máy sản xuất 500.000 điện thoại mỗi ngày, hoặc lên tới 350 chiếc 1 phút.

    Với một lực lượng lao động lớn, cạnh tranh được với nhiều thành phố của Mỹ, nhà máy đã được người dân đặt tên là "Thành phố iPhone".

    Ở đó, công nhân nhà máy sống trong ký túc xá là các tòa nhà 10 hoặc 12 tầng bên ngoài cổng Foxconn, trong khi một lực lượng lao động lớn khác di chuyển để cung cấp dịch vụ ăn uống, mát-xa và các mặt hàng gia dụng.

    Với 1,3 triệu nhân viên tại Trung Quốc đại lục, Foxconn hiện là công ty tư nhân lớn nhất cả nước.

    Kể từ khi công ty bắt đầu sản xuất iPhone cho Apple trong năm 2007, Foxconn đã phải đối mặt với cáo buộc lạm dụng lao động, điều kiện làm việc kém, và hình phạt khắc nghiệt đối với những người làm sai.

    Thomas Dinges, một nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu thị trường iSuppli, nói với CKGSB Knowledge về các cộng đồng hình thành xung quanh nhà máy của Foxconn, với tổng số 12 nhà máy ở Trung Quốc: "Đó là một thành phố."

    Cuộc sống tẻ nhạt bên trong thành phố iPhone, nơi sản xuất một nửa số Táo trên thế giới - Ảnh 1.

    Có tới 350.000 nhân viên tại nhà máy. Ảnh: BI

    Đáp ứng nhu cầu không ngừng của Foxconn đòi hỏi nỗ lực đáng kể từ chính phủ. Tỉnh đã thực hiện hạn ngạch cho số lượng công nhân mà các làng và thành phố địa phương phải cung cấp cho nhà máy.

    Trong năm 2016, các công ty than thuộc sở hữu nhà nước cho nhà máy thuê công nhân. Và năm 2017, Financial Times báo cáo rằng các trường thương mại yêu cầu sinh viên 16 tuổi phải làm việc tại nhà máy để đạt được "kinh nghiệm làm việc" trước khi tốt nghiệp.

    Trong thời gian khởi động sản xuất iPhone X, nhiều sinh viên bị phát hiện làm thêm giờ, điều này là bất hợp pháp theo luật pháp Trung Quốc.

    Cuộc sống tẻ nhạt bên trong thành phố iPhone, nơi sản xuất một nửa số Táo trên thế giới - Ảnh 2.

    Thành phố hỗ trợ cung cấp lao động cho nhà máy. Ảnh: BI

    Một công nhân chịu trách nhiệm lau một tấm đánh bóng đặc biệt trên màn hình LCD nói với The Guardian rằng cô đã xử lý 1.700 chiếc iPhone mỗi ngày, hoặc khoảng 3 màn hình mỗi phút trong 12 giờ một ngày.

    "Mỗi bộ phận lao động và bộ nhân lực của thành phố đều có liên quan", Liu Miao, người đứng đầu một trung tâm tuyển dụng tư nhân ở Trịnh Châu, nói với tờ The Times năm 2016.

    Những người khác có công việc như gắn chip có thể mất đến 1 phút cho mỗi chiếc iPhone, hoàn thành khoảng 600 đến 700 chiếc một ngày.

    Cuộc sống tẻ nhạt bên trong thành phố iPhone, nơi sản xuất một nửa số Táo trên thế giới - Ảnh 3.

    Nhiều công nhân cảm thấy nhàm chán với công việc ở nhà máy cũng như môi trường xung quanh. Ảnh: BI

    Nhân viên Foxconn mô tả tại nhà máy rằng công việc rất nhàm chán, lặp đi lặp lại nhiều hơn bất cứ điều gì khác.

    "Nhân viên chúng tôi luôn nói rằng những người bên ngoài muốn có việc làm, và những người bên trong thì muốn bỏ cuộc". Trong giai đoạn 2010 – 2011 đã xảy ra rất nhiều vụ tự sát tại nhà máy.

    Hầu hết công nhân tại nhà máy là từ 18 – 25 tuổi, mặc dù có nhiều nhân viên thực chỉ mới 16 tuổi. Có một sự phân chia khá đồng đều giữa nam và nữ tại khu phức hợp nhà máy.

    Hầu hết công nhân đến từ Trịnh Châu hoặc các làng xung quanh Hà Nam - một tỉnh có 94 triệu người và là một trong những nơi nghèo nhất Trung Quốc.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ