Cuộc tranh luận mới nhất trên Internet: bạn nghe thấy từ Yanny hay Laurel trong đoạn ghi âm này?

    Dink,  

    Một lần nữa, giang sơn Internet bị chia làm hai nửa.

    Bạn có nhớ cái váy huyền thoại, chia Internet ra làm hai nửa là xanh đen và vàng trắng. Sự kiện ấy đã khiến cái váy đi vào h uyền thoại. Tuần này, một hiện tượng tương tự nữa vừa xuất hiện.

    Bạn hãy theo dõi thật kĩ nội dung của đoạn video dưới đây, xem giọng robot ghi âm này đã phát âm ra từ "Yanny – Yan-ni" hay là "Laurel – Lo-rồ"?

    Yanny hay Laurel?

    Hardik Kothare, nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm khoa học thần kinh, não bộ, ngôn ngữ và kĩ sư tại USCF nhanh chóng vào cuộc. Theo như lời anh nói, thì đoạn ghi âm trên rõ ràng là "laurel".

    Nếu như bạn vẫn khăng khăn đây là "yanny", thì hãy thử nghe bản ghi âm gốc có tại Vocabulary.com: nguyên gốc chỉ có một từ "laurel" thôi! Từ này được phát âm bởi một ca sĩ opera chuyên nghiệp, theo như tạp chí Wired đã chỉ ra. Trang từ điển trên không nói rõ đích danh người đã phát âm từ trên là ai, nhưng đã chỉ ra rằng anh ta/ông ấy là một trong những ca sĩ được thuê về để ghi âm hàng trăm ngàn từ phát âm khác nhau, với giọng dựa trên luật phát âm quốc tế.

    Nhà nghiên cứu Kothare đưa ra nhận định rằng bản ghi âm lan truyền trên mạng đã "được tổng hợp một cách khéo léo", đánh lừa cách bộ não chúng ta tiếp nhận âm thanh. Anh cũng nói thêm rằng có một lý do rất đơn giản mà lại rất logic, chỉ rõ ra rằng tại sao có người nghe là "yanny" mà có người lại nghe là "laurel".

    Cuộc tranh luận mới nhất trên Internet: bạn nghe thấy từ Yanny hay Laurel trong đoạn ghi âm này? - Ảnh 2.

    Tần số đóng một vai trò quan trọng

    "Não bộ con người được huấn luyện để nhận và hiểu giọng nói ngay lập tức một cách đáng nể", anh Kolthare nói trên Twitter.

    Tai của chúng ta đã học ngôn ngữ từ khi ta còn bé và học dần những nguyên âm được người khác phát ra, tập trung vào việc phân tích tần số để từng câu từ phát ra. Tần số nói của mỗi người lại khác nhau mà cũng khác nhau theo từng ngôn ngữ.

    "Việc nhận dạng giọng nói và và tạo ra giọng nói dựa rất nhiều vào một bản đồ âm thanh mà ta tự tạo ra", anh Kothare nói. "Bạn có được cái bản đồ âm thanh này khi học nói hồi còn là một đứa trẻ, và dần hoàn thiện nó khi nghe những người khác nói ngày này qua ngày khác".

    Cuộc tranh luận mới nhất trên Internet: bạn nghe thấy từ Yanny hay Laurel trong đoạn ghi âm này? - Ảnh 3.

    Nếu như bạn thay đổi tần số của một bản thu âm, bạn có thể thay đổi những gì mà một người có thể nghe thấy. Cũng giống như cách mà mắt người thường có thể bị lừa bằng một hình ảnh đánh lừa thị giác nào đó. Không chỉ cái váy đâu, bạn cứ thử tìm cụm từ "optical illusion" thử xem, bạn sẽ thấy mắt người dễ lừa lắm.

    Tờ New York Times cũng đào sâu nghiên cứu, và họ đã tạo ra công cụ chuyển đổi giữa yanny và laurel này đây.

    Sau thử nghiệm này, ta thấy rõ rằng não bộ có thể thay đổi giữa hai từ "yanny" và "laurel" dựa trên cao độ tần số đoạn ghi âm kia. Kết quả là bạn sẽ có một đoạn ghi âm đánh lừa thính giác.

    Âm thanh chứa trong não bạn được phân ra nhiều loại

    John Houde, người phụ trách phòng thí nghiệm về khoa học thần kinh tại UCSF, nơi anh Kothare làm việc, nói rằng yanny – laurel là ví dụ điển hình về một thí nghiệm mà tại đó, lựa chọn của người thử nghiệm bị ép buộc. Não của bạn sẽ tự động hướng về một trong hai đáp án này mà khó có thể nghe ra phương án còn lại.

    Cuộc tranh luận mới nhất trên Internet: bạn nghe thấy từ Yanny hay Laurel trong đoạn ghi âm này? - Ảnh 4.

    "Việc mong đợi từ gì sẽ phát ra sẽ khiến nhận thức của bạn bị thay đổi, hướng về từ được mong đời nhiều hơn", nhà nghiên cứu Houde nói với tờ Business Insider. "Âm thanh này là sự kết hợp giữa một chút laurel và một chút yanny".

    "Âm thanh cũng được chia ra thành từng loại trong não bạn", Houde nói. "Cũng giống như cách từng chữ cái tạo nên từ, những từ được nói ra được tạo nên từ các âm vị vậy. Não của bạn đã được huấn luyện để nghe tín hiệu, và tự hỏi rằng ‘Mình vừa nghe thấy âm vị nào vậy’".

    Dù bạn có nghe thấy từ gì đi nữa, cả hai nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng bạn chẳng phải lo lắng gì cả. Dù bạn có nghe thấy từ gì thì cũng chẳng ảnh hưởng gì.

    "Không có đúng sai trong cách não bộ nhận thức giọng nói. Chỉ có những cách nhận thức khác nhau thôi".

    Tham khảo Business Insider, Vox

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ