Cựu giám đốc đánh cắp công nghệ Samsung, sang Trung Quốc mở nhà máy, từ công thần thành tội đồ Hàn Quốc
Góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nên thành công của ngành chip nhớ Hàn Quốc, vị cựu giám đốc Samsung này đã trở thành cái gai trong mắt Cục tình báo quốc gia khi quay sang hợp tác với Trung Quốc.
- Hàng loạt “ông lớn” gồm Samsung, Hyundai và hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc chuẩn bị sang thăm Việt Nam
- Săn sale công nghệ giữa năm: Xiaomi giảm hơn 40%, Samsung, Baseus, LG... cũng không kém cạnh
- Samsung “bắt tay” Shinhan Bank, đẩy mạnh triển khai ví kỹ thuật số Samsung Wallet đến người tiêu dùng Việt
- Cựu giám đốc Samsung đã tuồn thiết kế mật để xây nhà máy đối thủ tại Trung Quốc như thế nào
- Chỉ hơn 1 triệu đồng là có ngay mẫu tai nghe danh tiếng của Samsung: So về chất âm lẫn tính năng, AirPods phải "thua một bậc"
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), một cựu giám đốc Samsung Electronics đã bị cáo buộc đánh cắp công nghệ nhạy cảm để xây dựng nhà máy chip điện tử ở Trung Quốc. Tuy nhiên câu chuyện thực tế phức tạp hơn nhiều với sự liên quan của nhiều bên lợi ích.
Phòng trộm
Ngày 12/6 vừa qua, một cựu giám đốc ngành chip điện tử của Samsung ở tuổi 65 đã bị công tố viên Hàn Quốc cáo buộc vi phạm luật bảo hộ công nghệ công nghiệp cũng như cạnh tranh công bằng. Ngoài vị cựu giám đốc Samsung này thì 6 người Hàn Quốc khác cũng bị cáo buộc.
Tuy nhiên do quy định nên các công tố viên không được phép nêu đích danh tên tuổi, thông tin chi tiết của các cá nhân bị cáo buộc do chưa bị Tòa Án kết tội.
Nguồn tin của WSJ cho hay vị cựu giám đốc Samsung có họ Choi và vốn là một nhân viên xuất sắc của tập đoàn khi đoạt nhiều giải thưởng nội bộ.
Vụ việc được nhắc đến trong cáo buộc ngày 12/6 vừa qua liên quan đến một dự án xây nhà máy chip của Choi tại Trung Quốc. Các công tố viên cáo buộc nhà máy này sẽ sử dụng nhiều công nghệ bí mật đánh cắp từ Samsung. Chính vị cựu giám đốc này đã ra lệnh trực tiếp để nhân viên của mình tại một công ty có trụ sở ở Singapore thực hiện việc sử dụng các công nghệ đánh cắp này.
Bản thân ông Choi đã đạt được thỏa thuận gọi vốn từ một công ty Đài Loan, qua đó nhận 8 nghìn tỷ Won, tương đương 6,2 tỷ USD để xây nhà máy ở Trung Quốc. Đồng thời ông Choi cũng đã lên kế hoạch tuyển dụng hơn 200 nhân viên sản xuất chip từ Hàn Quốc sang với mức lương cao để thực hiện dự án.
Nguồn tin của WSJ cho biết công ty Đài Loan trên là Foxconn Technology Group.
Tuy nhiên thỏa thuận trên của ông Choi đã bị đổ vỡ nên dự án đang bị đình trệ do thiếu vốn.
Theo WSJ, dự án nhà máy của ông Choi sẽ giúp ích rất nhiều cho Trung Quốc trong cuộc chạy đua phát triển chip nhớ, vốn là công nghệ quan trọng đang được thống trị bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc và Mỹ.
Trong biên bản cáo buộc ngày 12/6, các công tố viên Hàn Quốc cảnh báo nếu dự án của ông Choi được thực hiện thì chúng sẽ gây hại đến ngành bán dẫn nội địa vì nhà máy này sử dụng thiết kế, công nghệ của Samsung, để rồi cuối cùng sẽ cho ra chip nhớ có chất lượng tương tự cạnh tranh trên thị trường.
Hiện ngày xét xử ông Choi vẫn chưa được ấn định.
Tờ WSJ nhận định Hàn Quốc đang rất quan tâm đến việc bảo vệ công nghệ chip nhớ của mình khi ngành bán dẫn hiện chiếm đến 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Thậm chí chính quyền Seoul còn coi công nghệ chip trở thành một trong những yếu tố liên quan đến an ninh quốc gia cần được bảo vệ.
Việc công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc bị tiết lộ cho Trung Quốc đang trở thành vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách tại nước này lo lắng. Đầu tháng 6/2023, các liên đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc đã đề nghị Tòa Án siết chặt quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng khung hình phạt tội ăn cắp công nghệ lên ít nhất 3 năm tù cùng khoản phạt 1,5 tỷ Won, tương đương 1,2 triệu USD.
Từ công thần thành tội đồ
“Trong bối cảnh kỹ thuật ngày càng khó đánh cắp được từ nước ngoài hơn thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ chuyển hướng thu hút nhân tài công nghệ, giám đốc sang nước này mở nhà máy để gián tiếp học hỏi”, chuyên gia Emily Weinstein của Viện phát triển và bảo mật công nghệ (CSET) tại Washington nhận định.
Cựu giám đốc Choi được đánh giá là một đại diện danh giá cho thế hệ người Hàn Quốc đưa ngành chip điện tử của mình vươn ra thế giới.
Ông Choi từng làm việc tại Samsung lẫn SK Hynix, hai tập đoàn chip lớn nhất Hàn Quốc, trong 28 năm và đều đảm nhiệm đến chức vụ giám đốc. Tại Samsung, ông Choi từng chịu trách nhiệm phát triển dòng sản phẩm bán dẫn thế hệ mới thành công và nhận được giải thưởng nội bộ của tập đoàn. Cựu giám đốc Choi rời Samsung vào năm 2001.
Sau đó, ông Choi được coi là công thần đóng góp cho sự phát triển của SK Hynix để hình thành nên Hynix Semiconductors. Tài năng của Choi đã giúp hãng vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính đầu thập niên 2000. Trong giai đoạn này, ông Choi đã từng có thời gian làm quản lý nhà máy tại Wuxi-Trung Quốc.
Năm 2009, vị giám đốc này nhận được giải thưởng danh giá “Order of Industrial Service Merit” của chính phủ Hàn Quốc cho những đóng góp của mình trong ngành chip bán dẫn.
Ông choi sau đó trở thành giám đốc kỹ thuật của Hynix và rời công ty năm 2010. Sau đó ông Choi làm việc ở nhiều doanh nghiệp, một trong số đó là Jin Semiconductor được thành lập năm 2015. Chức vị CEO của hãng Jin này ghi tên của ông Choi.
Năm 2019, các công tố viên nhận được thông tin mật báo của Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIA) về hoạt động kinh doanh của ông Choi nhưng cuộc điều tra bị tạm hoãn do vị cựu giám đốc Samsung này lúc đó đã lấy được thẻ cư trú dài hạn ở Trung Quốc.
Khi ông Choi trở lại Hàn Quốc vào đầu năm 2023, cuộc điều tra chính thức được tiến hành trở lại và vị cựu giám đốc này bị bắt giữ vào tháng 5/2023.
Trước đó, ông Choi được coi trọng khá lớn khi sang Trung Quốc mở nhà máy, thậm chí được truyền thông nhà nước phỏng vấn năm 2018. Vị giám đốc này khi đó tuyên bố thẳng rằng ngành chip Trung Quốc hiện nay thiếu công nghệ chứ không thiếu vốn.
Năm 2019, ông Choi thành lập Zhenxin Beijing Semiconductors tại Trung Quốc và có liên quan đến Jin Semiconductors, vốn được cho là hãng trung gian lách luật để đánh cắp công nghệ, nhân lực từ Hàn Quốc.
Mục tiêu ban đầu của ông Choi là kết hợp công nghệ Hàn Quốc và nguồn lực, nhân công, tài chính Trung Quốc để xây dựng nên một người chơi mới trên thị trường chip bán dẫn.
Hãng Zhenxin nhanh chóng hợp tác với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) trong mảng điện tử với hàng trăm bằng sáng chế về sản phẩm bán dẫn. Đây là cơ quan chủ chốt của Trung Quốc trong việc tự phát triển sản phẩm chip cho riêng mình.
Không những vậy, ông Choi còn được bổ nhiệm vào vị trí tư vấn cho một hãng bán dẫn ở Thâm Quyến vào năm 2022, đồng thời trở thành giáo sư danh dự của CAS.
Bên cạnh Zhenxin, ông Choi còn thành lập nên hãng Chengdu Gaozhen Technology chuyên nghiên cứu, phát triển mảng chip nhớ.
Hãng Chengdu này đã hoàn thành việc xây dựng phòng nghiên cứu của mình vào năm 2020 và bắt đầy sản xuất thử nghiệm từ đầu năm nay, một bước tiến rất sát đến khâu sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường. Chính động thái này được cho là đã kích thích sự nhạy cảm của NIA và các công tố viên Hàn Quốc.
*Nguồn: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4