Năm nay, rất nhiều người, kể cả những "công thần lập quốc" của Facebook, đã công khai nghi vấn về tác động của mạng xã hội với cuộc sống của chúng ta.
Tháng trước, chủ tịch đầu tiên của Facebook Sean Parker đã tỏ ra hối tiếc khi góp phần tạo ra mạng xã hội mà chúng ta biết ngày nay. "Tôi không biết mình có thực sự hiểu hậu quá của những gì tôi nói, bởi vì mạng xã hội đã tạo ra những hậu quả không mong đợi khi nó phát triển lên mức có 1 hoặc 2 tỷ người dùng và thực sự nó đã thay đổi mối quan hệ của bạn với xã hội và với những người khác", Parker nói.
Và mới đây, Chamath Palihapitiya, cựu phó chủ tịch phát triển người dùng của Facebook, cũng bày tỏ mối quan tâm của mình. Trong một cuộc thảo luận vừa diễn ra tại Stanford Graduate School of Business, Palihapitiya - người làm việc tại Facebook từ năm 2005 tới 2011, đã nói với các khán giả: "Tôi nghĩ chúng tôi đã tạo ra một công cụ tàn phá kết cấu vận hành của xã hội".
Một số chia sẻ của Palihapitiya dường như bị ảnh hưởng bởi quan điểm mà Parker chia sẻ trước đó. Parker cho rằng mạng xã hội đã tạo ra "một vòng lặp phản hồi thông tin xã hội" bằng cách cho mọi người chút phấn khích mỗi khi có ai đó "Like" hoặc "Bình luận" ảnh hoặc bài viết...
Chỉ vài ngày sau khi Parker chia sẻ những điều ấy, Palihapitiya đã nói với khán giả tại Stanford rằng: "Các vòng lặp phản hồn ngắn hạn và tạo ra phấn khích mà chúng tôi tạo ra đang phá hoại cách xã hội vận hành. Không có thảo luận, không có sự hợp tác, thông tin sai lệch, sai sự thật... Và đây không phải vấn đề của Mỹ, không phải về quảng cáo của Nga mà là vấn đề toàn cầu".
Khi được hỏi rằng có hối hận về vai trò của mình trong việc xây dựng Facebook hay không, Palihapitiya nói: "Tôi cảm thấy mình có lỗi rất lớn".
"Chúng ta đang trong một tình cảnh thực sự tồi tệ. Facebook làm xói mòn nền tảng cốt lõi của cách mọi người hành xử với người khác. Và tôi không có giải pháp nào cho vấn đề này. Giải pháp cho riêng tôi là không sử dụng những công cụ này nữa. Tôi đã không sử dụng nó trong nhiều năm", Palihapitiya nói thêm.
Chia sẻ rộng hơn về chủ đề mạng xã hội, Palihapitiya nói rằng anh không muốn sử dụng mạng xã hội vì "không muốn khiến bản thân bị lập trình". Và với con của mình anh nói: "Chúng không được phép sử dụng những thứ tồi tệ này".
Sau đó, anh tiếp tục chia sẻ một sự thật gây sốc: "Hành vi của bạn, dù bạn không nhận ra nhưng thực tế bạn đã bị lập trình. Dù là vô ý nhưng hiện tại bạn phải quyết định bạn muốn từ bỏ bao nhiêu, mức độ độc lập về tri thức của bạn là bao nhiêu", ông nói. "Và đừng nghĩ bạn đang học tại Stanford thì không bị ảnh hưởng. Các bạn mới chính là đối tượng dễ bị gục ngã nhất".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming