Cựu nhân viên Apple giải thích về nguyên nhân mà tính năng Autocorrect trên iPhone lại dở đến thế

    Tuấn Hưng,  

    Hóa ra là vì Apple muốn giữ gìn nét "thuần phong mỹ tục" trong cộng đồng người dùng của mình.

    Mặc dù phải đến giữa những năm 2000 thì chiếc iPhone đầu tiên mới được bắt đầu phát triển, thế nhưng các kỹ sư của Apple đã dành ra rất rất nhiều thời gian và công sức để chế tạo ra bàn phím ảo cho chiếc điện thoại này. Nguyên nhân ư: Táo khuyết chắc chắn không muốn đi vào vết xe đổ của mình với thiết bị số hỗ trợ cá nhân Newton PDA – trò cười của giới công nghệ hồi đầu những năm 1990. Tính năng flagship của Newton là khả năng nhận diện chữ viết, thế nhưng nó lại không hoạt động hiệu quả như những gì mà gã khổng lồ xứ Cupertino quảng bá. Thậm chí, chiếc máy tính cầm tay này còn bị đem ra chế giễu trong loạt truyện tranh châm biếm Doonesbury và xuất hiện trong một tập phim hoạt hình hài The Simpsons.

    Cựu nhân viên Apple giải thích về nguyên nhân mà tính năng Autocorrect trên iPhone lại dở đến thế - Ảnh 1.

    Hình ảnh chiếc Newton PDA trong The Simpsons, đúng là viết một đằng mà nhận diện một nẻo

    Steve Jobs từng nhận định rằng để iPhone có thể thành công được thì bàn phím của iOS phải hoạt động một cách cực kỳ hoàn hảo, và may mắn thay, bàn phím ảo trên mẫu iPhone thế hệ đầu quả thật dùng rất đã. Nói là vậy, nhưng bàn phím của iOS không thực sự hoàn hảo. Chắc hẳn ai từng sử dụng iPhone rồi sẽ cảm thấy tính năng tự sửa lỗi sai chính tả của nó khiến người dùng khổ sở nhiều hơn là giúp ích cho họ. 

    Để tìm ra nguyên nhân tại sao đôi khi Autocorrect đôi lúc lại "dở dở ương ương" đến vậy, phóng viên của tờ Business Insider đã có cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên của Apple – ông Ken Kocienda, người đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra bàn phím trên hàng triệu chiếc iPhone và iPad đang được lưu hành trên toàn thế giới.

    Cựu nhân viên Apple giải thích về nguyên nhân mà tính năng Autocorrect trên iPhone lại dở đến thế - Ảnh 2.

    Một trong những mẫu chuyện thú vị được ông Kocienda chia sẻ đó là cách mà iOS xử lý những ngôn từ "không trong sáng." Những ai đã từng thử nhắn tin có chứa từ chửi thề trên iPhone sẽ biết cảm giác bất lực khi miêu tả một bộ phim là "ducking awesome" (do bị sửa lại từ f**king awesome – tạm dịch là tuyệt cú mèo) như thế nào. Suy cho cùng, thì đáng lẽ iOS phải đủ thông minh để biết ducking không phải là một lựa chọn ngôn từ phù hợp chứ.

    Hóa ra, Quả táo cắn dở đang nỗ lực giữ gìn "nét thuần phong mỹ tục" trong cộng đồng người dùng bằng cách hạn chế họ sử dụng chửi thề trong tin nhắn. Kocienda cũng nhấn mạnh về yếu tố tâm lý học, rằng chủ sở hữu thường không để ý tới những lần tính năng tự sửa lỗi hoạt động chính xác và hoàn hảo, mà chỉ nhận ra những lần nó mắc lỗi mà thôi.

    Cựu nhân viên Apple giải thích về nguyên nhân mà tính năng Autocorrect trên iPhone lại dở đến thế - Ảnh 3.

    Ken Kocienda

    "Nếu nó hoàn thành nhiệm vụ 19 lần, rồi đến lần thứ 20 mới mắc sai lầm thì nó sẽ loại bỏ đi thiện cảm của người dùng từ 19 lần trước."

    Để biết thêm chi tiết về "sự tích" hình thành của thiết kế bàn phím trên iPhone, hãy xem video này nhé:

    Đây chính là người làm nên tính năng tự động sửa chính tả trên iPhone

    Theo BGR

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ