Đã tìm được nguyên nhân cáp quang biển AAG gặp sự cố, dự kiến vài tuần nữa mới khắc phục xong
Theo các chuyên gia, phải vài tuần nữa sự cố mới được khắc phục.
Vừa qua, sự cố tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố khiến mạng chập chờn đã làm xôn xao cộng đồng mạng vào hôm 8.1 vừa qua. Ngay sau khi sự cố xảy ra, các đơn vị liên quan đã tiến hành xác định nguyên nhân và hướng khắc phục.
Cụ thể, đại điện của VNPT Vinaphone cho biết nguyên nhân ban đầu được xác định là do lỗi rò điện ở khu vực xảy ra sự cố (biển Vũng Tàu), sự cố này là việc bất khả kháng. Được biết, sự cố trên là tai nạn lần đầu của của tuyến cáp AAG trong năm 2017. Vào năm 2016, đã có 4 lần tuyến cáp AGG bị đứt và phải bảo trì, vào các tháng 3, 6, 8 và hồi đầu tháng 9 năm 2016.
Sơ đồ của tuyến cáp quang APG mới.
Hiện tại, giải pháp được các chuyên gia đưa ra là khai thác tuyến cáp quang biển APG mới. Nhưng đáng tiếc, nó cũng đã gặp sự cố vào ngày 7/1 vừa qua tại vùng biển Đà Nẵng, lưu lượng còn lại của tuyến cáp này chỉ là 15 - 20% trước lúc đứt.
Được biết, tuyến cáp quang biển quốc tế Đông Nam Á - Mỹ (AAG) có chiều dài khoảng 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Tbps, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Nó được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, có điểm khởi đầu ở Malaysia và kết cuối ở Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Mặt khác, APG là tuyến cáp quang biển dài 10.400 km sử dụng công nghệ 40Gbps/1 bước sóng (có khả năng chuyển lên công nghệ 100Gbps/1 bước sóng), giúp kết nối trực tiếp các nước châu Á - Thái Bình Dương các nước Mỹ, Úc, Ấn Độ, châu Phi với dung lượng lớn, có có băng thông 54Tbps và tốc độ truy cập Internet nhanh hơn 20 lần so với AAG.
Dự kiến phải mất vài tuần nữa các hệ thống cáp quang biển mới được sửa chữa và khắc phục sự cố.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời