Đã xác định được thời gian rơi của Thiên Cung-1, nhưng đến giờ này Trung Quốc vẫn chưa biết nó rơi ở đâu

    OCT, Theo Helino 

    Theo tính toán mới nhất thì thời gian rơi của Thiên Cung-1 đã được xác định. Tuy nhiên, tai hại là ở chỗ chẳng ai biết nó sẽ rơi ở đâu cả, ngay cả giờ phút này.

    Chính phủ Trung Quốc mới đây đã xác nhận được thời gian rơi của Thiên Cung-1 - trạm vũ trụ "quá đát" của họ. Kèm theo đó là một thông báo có phần trấn an, rằng: "Chúng tôi sẽ cảnh báo nếu Thiên Cung-1 rơi trúng một quốc gia."

    Thế nhưng các nhà khoa học vẫn đang rất lo ngại, rằng mọi sự cảnh báo khi ấy có thể trở nên quá muộn. Đơn giản là vì đến giờ phút này, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn buộc phải thừa nhận rằng họ vẫn chưa thể biết địa điểm rơi chính xác của Thiên Cung-1.

    Đã xác định được thời gian rơi của Thiên Cung-1, nhưng đến giờ này Trung Quốc vẫn chưa biết nó rơi ở đâu - Ảnh 1.

    Trạm vũ trụ to bằng cả cái xe bus nhiều khả năng sẽ rơi vào ngày 1/4

    Theo dự báo mới nhất, trạm vũ trụ to bằng một chiếc xe bus, nặng 8,5 tấn sẽ tiến vào khí quyển Trái đất vào lúc 10h sáng ngày 1/4/2018 theo giờ Việt Nam. Nó sẽ bị vỡ vụn do sức ép của khí quyển, và có phần trăm rơi trúng một khu vực đông dân cư nào đó, bao gồm New York, Barcelona, Bắc Kinh, Chicago, Istanbul, Rome và Toronto.

    Vào thời khác trạm vũ trụ tiến vào khí quyển, nó sẽ tạo ra những trận bão lửa rất lớn mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường.

    Cũng cần biết rằng thời gian trên chỉ là một dự báo. Cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc vẫn giữ nguyên dự đoán của mình, rằng thời gian rơi sẽ ở vào khoảng 31/3 - 2/4. Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) thì ngưỡng nhỏ hơn - chỉ khoảng giữa ngày 31 đến sớm 1/4 mà thôi.

    Đã xác định được thời gian rơi của Thiên Cung-1, nhưng đến giờ này Trung Quốc vẫn chưa biết nó rơi ở đâu - Ảnh 2.

    Tuy vậy, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tỏ ra lạc quan. Lu Kang - người phát ngôn của bộ ngoại giao Trung Quốc là người chịu trách nhiệm thông báo cho Liên Hợp Quốc các vấn đề liên quan đến Thiên Cung-1. Ông cho biết:

    "Trung Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm và rất minh bạch. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ thông báo cho các nước liên quan một cách kịp thời."

    "Nhưng theo những gì tôi biết, khả năng có mảnh vỡ đủ lớn để rơi tới mặt đất là cực kỳ nhỏ."

    CMSEO - Văn phòng kỹ thuật vũ trụ Trung Quốc cũng đồng tình. "Mọi chuyện không đáng lo ngại" - CMESO đăng trên ứng dụng WeChat nội địa như vậy.

    Đã xác định được thời gian rơi của Thiên Cung-1, nhưng đến giờ này Trung Quốc vẫn chưa biết nó rơi ở đâu - Ảnh 3.

    "Nó sẽ không giống trong phim viễn tưởng, mà biến thành một trận mưa sao băng vậy. Nó băng ngang qua bầu trời, hướng về phía mặt đất".

    Thiên Cung-1 sẽ rơi như thế nào?

    Giống như khi lia một hòn đá trên mặt hồ, hòn đá nảy vài lần trước khi chìm hẳn. Thiên Cung-1 cũng tương tự, nó sẽ nảy một vài lần trong khí quyển, trước khi thực sự rơi xuống.

    Nhiều bộ phận của trạm bị phân rã ở độ cao 100km do lực hút từ khí quyển: tấm năng lượng mặt trời, anten và nhiều thành phần khác. Nhiệt lượng do lực ma sát sẽ thiêu cháy phần chính của trạm hoặc khiến nó nổ tung.

    Hầu hết các bộ phận sẽ bung ra ở độ cao 80km, nhưng sẽ bị thiêu rụi trước khi chạm đất. Chỉ một phần nhỏ các mảnh vỡ có thể hạ cánh, nhưng thường là rơi xuống các đại dương, vì chúng chiếm tới 70% diện tích bề mặt Trái đất.

    Quan điểm của Trung Quốc cũng nhận được sự đồng tình của các chuyên gia tại NASA. Theo Jonathan McDowell - nhà thiên văn học từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, thì Thiên Cung-1 chỉ là vật thể rơi không kiểm soát đứng thứ 50 về độ lớn kể từ năm 1957.

    "Có nhiều thứ còn lớn hơn đã rơi mà không gây tổn hại nghiêm trọng." - McDowell cho biết.

    "Trạm vũ trụ lần này chỉ giống như một vụ rơi máy bay cỡ nhỏ, dù nhiều mảnh vỡ sẽ rải rác ở quy mô hàng trăm kilomet."

    Và ngay cả khi có một mảnh vỡ nào đó rơi xuống và gây thiệt hại về người hoặc vật chất, luật không gian quốc tế sẽ đảm bảo việc đền bù cho nạn nhân. "Đó là trách nhiệm của Trung Quốc nếu có ai đó bị thương, hoặc tài sản bị hư hỏng vì chuyện này" - NASA cho biết.

    Nguồn: Daily Mail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ