Trung Quốc cho rằng vệ tinh rơi sẽ cháy hết trước khi xuống tới Trái Đất, giới khoa học lại lo điều ngược lại
Vào cuối tuần này, vệ tinh Thiên Cung 1 bị mất kiểm soát của Trung Quốc sẽ rơi xuống Trái Đất. Phía Trung Quốc cho rằng vệ tinh sẽ bị cháy rụi hoàn toàn nhưng giới khoa học lo ngại rằng kích thước của nó quá lớn, sẽ vẫn rơi xuống Trái Đất.
Vệ tinh Thiên Cung 1 của Trung Quốc đã bị mất kiểm soát từ đầu tháng 03 vừa qua và hiện tại đang di chuyển với tốc độ 17,000 dặm/giờ. Theo tính toán của giới khoa học thì vệ tinh này sẽ có thể rơi xuống Trái Đất vào cuối tuần này.
Ban đầu, vệ tinh Thiên Cung 1 được điều khiển để rơi xuống Thái Bình Dương, tránh gây ra thiệt hại không đáng có cho con người. Thế nhưng, vào đầu tháng 03 vừa qua, phía Trung Quốc cùng các trạm kiểm soát không gian tại Trái Đất đều đã bị mất liên lạc với vệ tinh này khiến cho quá trình rơi trở nên mất kiểm soát.
Ước tính của giới khoa học cho biết vào cuối tuần này, vệ tinh sẽ bắt đầu rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất. Dự kiến vị trí rơi của vệ tinh sẽ nằm trong khoảng từ vĩ độ 43 độ Bắc tới 43 độ Nam.
Đường bay và vị trí rơi có thể của Thiên Cung 1
Phía Trung Quốc cho rằng mọi người không nên lo lắng bởi Thiên Cung 1 sẽ bị cháy rụi hoàn toàn khi xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không đồng tình với kết luận này.
Người phát ngôn của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu cho biết "Có thể phỏng đoán rằng Thiên Cung 1 sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh trong quá trình xâm nhập vào bầu khí quyển, một vài mảnh vỡ của nó sẽ vẫn có thể còn sót lại và rơi xuống bề mặt Trái Đất."
Theo tính toán thì Thiên Cung 1 nặng tới 8,5 tấn và với trọng lượng lớn như vậy, rất khó để vệ tinh này bị thiêu rụi hoàn toàn khi đi qua bầu khí quyển như những vật thể có kích thước nhỏ khác. Thay vào đó, sẽ vẫn còn khoảng 10-40% mảnh vỡ còn lại có thể rơi xuống biển, đất liền hay nguy hiểm nhất là rơi vào vùng dân cư.
Dẫu vây nhưng cơ quan vũ trụ Châu Âu vẫn trấn an người dân rằng trong suốt 60 năm qua, có tới 6.000 sự vụ như thế này xảy ra và chỉ duy nhất 1 trường hợp mảnh vỡ vệ tinh được ghi nhận là rơi trúng một người mà thôi. Tỉ lệ bị vệ tinh rơi trúng của bạn còn ít hơn bị sét đánh 10 triệu lần.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời