Trạm không gian nặng 9,4 tấn của Trung Quốc sắp rơi xuống Trái Đất, và chẳng ai biết nó sẽ rơi ở đâu
Trạm không gian đầu tiên mà Trung Quốc từng phóng lên quỹ đạo Trái Đất sắp trở lại cố hương dưới hình dạng một đống rác không gian siêu nóng, bay với vận tốc siêu thanh!
Trung Quốc phóng Tiangong-1, hay "Thiên Cung 1", vào năm 2011. Sau 6 nhiệm vụ thành công (trong đó có 3 nhiệm vụ có phi hành đoàn tham gia), Trung Quốc đã bỏ mặc trạm vũ trụ này vào tháng 6/2013. Kể từ thời điểm đó, trạm vũ trụ không người, với 2 phòng, nặng 9,4 tấn này đã bay quanh quỹ đạo Trái Đất mà chẳng hề được điều khiển. Đến tháng 3/2016, Trung Quốc khiến Liên Hiệp Quốc nhảy cẫng lên khi thông báo đã mất liên lạc với Thiên Cung 1 sau khi nó đã "hoàn thành sứ mệnh lịch sử".
Thiên Cung 1 sẽ rơi vào khí quyền Trái Đất vào khoảng ngày 1/4 sắp tới. Khi điều đó xảy ra, các mảnh vụn của trạm không gian này sẽ rơi rải rác khắp bề mặt hành tinh của chúng ta. Một số phần còn sót lại bên trong khoang tàu thậm chí sẽ lao thẳng xuống mặt đất!
Không ai biết cụ thể Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống mặt đất lúc nào và ở đâu, nhưng tin tốt là nhiều khả năng nó sẽ rơi xuống đại dương. Tức là khả năng trạm vũ trụ khổng lồ này rơi trúng đầu bạn còn thấp hơn 1 triệu lần so với việc trúng jackpot của Vietlott.
Việc dự đoán thời gian và địa điểm rơi của Thiên Cung 1 không hề đơn giản. Dưới đây là lý do tại sao:
Nhảy khỏi bầu khí quyển
Bầu khí quyền Trái Đất nhìn từ không gian
Để bay quanh Trái Đất ở độ cao 402km trở lên, một tàu vũ trụ sẽ phải đạt vận tốc 28.163km/h, và lúc đó nó sẽ bay trọn một vòng quanh quỹ đạo hành tinh trong 90 phút.
Ngay cả khi đã ở trên cao như vậy, vùng rìa ngoài của khí quyển Trái Đất vẫn tác động lực lên Thiên Cung 1. Nếu trạm vũ trụ này không thường xuyên tăng tốc để điều chỉnh quỹ đạo của nó, nó sẽ dần bị chậm lại và rơi xuống.
Tuy nhiên, ngay lúc này, tức chưa đầy một tuần nữa là đến thời điểm trạm vũ trụ này được dự báo sẽ va chạm với Trái Đất - người ta vẫn chỉ có thể ước lượng thời gian trong khoảng chênh lệch 6 ngày, tức Thiên Cung 1 sẽ rơi xuống trong khoảng từ 29/3 đến 4/4. Nguyên nhân của điều này là do bản chất của bầu khí quyển và tương tác giữa các vật thể tốc độ cao bay trong đó.
Nếu bạn đã từng ném một viên đá trên mặt hồ, bạn sẽ thấy nó nảy một vài lần trước khi chìm xuống. Về lý thuyết, Thiên Cung 1 cũng như vậy. Nó có thể nảy trên bầu khí quyển bởi bay với tốc độ quá nhanh. Hoặc nó có thể bay xuyên qua bầu khí quyển để xuống Trái Đất ngay lập tức. Bất kỳ tàu vũ trụ lớn nào hạ độ cao xuống dưới mức 201km, nó sẽ chỉ còn lại vài ngày trên khí quyển. Đó chính là nơi Thiên Cung 1 đang bay. Khi nó ở khoảng 128km, nó sẽ bắt đầu quỹ đạo va chạm với khí quyển.
Và cho dù bạn biết chính xác nơi nó sẽ va chạm với bầu khí quyển, các mảnh vỡ cũng sẽ bay rải rác trong một khu vực khá lớn. KHông có cách nào để biết được chúng sẽ rớt xuống ở đâu.
Thiên Cung 1 sẽ chết ra sao, và mảnh nào sẽ còn sót lại
Khi các trạm không gian rơi xuống, chúng sẽ tăng tốc lên rất nhanh, rồi sau đó sẽ chậm lại cũng nhanh không kém. Đó là bởi trạm vũ trụ này đang mất dần tốc độ tiến - vốn là thứ cho phép trọng lực tăng tốc trạm không gian này về phía Trái Đất. Không khí vẫn còn quá mỏng để có thể làm nó chậm lại đáng kể, do đó nó rơi xuống ngày càng nhanh hơn.
Khi trạm vũ trụ này rơi vào vùng không khí dày hơn, sự va chạm sẽ phá nát các tấm pin mặt trời, ăng-ten và các mảnh ghép nhỏ khác. Plasma siêu nóng sẽ bắt đầu nung nóng khoang tàu lên mức hàng ngàn độ, làm nó nóng chảy và phân rã. Chỉ một vài loại vật liệu có thể sống sót, trong đó có titanium.
Nhưng cũng có khả năng một số thiết bị và phần cứng còn sót lại trên tàu có thể sống sót sau khi va chạm với mặt đất, tất cả là nhờ kết cấu bảo vệ dạng nhiều lớp như củ hành tây của Thiên Cung 1. Sức nóng sẽ chỉ làm bay mất những lớp bảo vệ bên ngoài mà thôi. Đặc biệt, nếu tàu có khá nhiều lớp, phần lớn năng lượng sẽ bị đốt sạch trước khi tàu rơi. Trong trường hợp đó, tàu không bị nóng lên và sẽ hạ cánh an toàn xuống mặt đất.
Địa điểm nhiều khả năng Thiên Cung 1 sẽ rơi
Vùng màu vàng là nơi khả năng rơi cao nhất
Thiên Cung 1 nhiều khả năng sẽ rơi xuống đại dương, bởi nước bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái Đất. Trên thực tế, các cơ quan hàng không thường tìm cách tái định hướng các tàu vũ trụ lớn để chúng rơi xuống nghĩa địa ở Đại Tây Dương - một mục tiêu rộng và vô hại. Một vài miếng khác của trạm vũ trụ Trung Quốc này sẽ va chạm với mặt đất, khi mà vụ va chạm sẽ để lại một vệt dài và mỏng trên khí quyển. Toàn bộ vệt này có thể kéo dài đến 1.609km, với các mảnh nặng ở phía trước và các mảnh nhẹ hơn sẽ ở phía sau.
Một trạm vũ trụ va chạm với khí quyển và vỡ nát ra
Theo nhiều chuyên gia thì các mảnh vỡ của Thiên Cung 1 khó có thể đụng vào một người xui xẻo nào trên Trái Đất. Tất nhiên, không gì là không thể, nhưng từ trước đến nay, chỉ có đúng 1 người từng bị một mảnh vụn từ tàu vũ trụ sượt qua người, là một phụ nữ ở Oklahoma.
Giả sử nhà bạn không may bị một mảnh vụn titaninum, một máy tính, hay bất kỳ thứ gì khác rơi trúng, luật không gian quốc tế sẽ đảm bảo việc đền bù cho nạn nhân.
Theo NASA thì "Đó là trách nhiệm của Trung Quốc nếu có ai đó bị thương, hoặc tài sản bị hư hỏng vì chuyện này".
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời