Trạm vũ trụ Thiên Cung 1, niềm hy vọng của Trung Quốc sắp sửa đâm xuống bề mặt Trái Đất
Các kĩ sư đã hoàn toàn mất liên lạc với trạm trong suốt 1 năm qua, và giờ thì nó đang rơi tự do, đe dọa đến sự an nguy của Trái Đất.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1
Theo nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell đến từ Đại học Harvard, tốc độ rơi của trạm vũ trụ này đang ngày một trở nên lớn hơn, dự báo sẽ đâm xuống mặt đất chỉ trong vòng vài tháng nữa. Sự phân rã đang diễn ra ngày một nhanh hơn và ông ấy tin rằng trạm vũ trụ sẽ đâm va vào Trái Đất chỉ trong vòng vài tháng nữa – đâu đó cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 chính thức được đưa vào quỹ đạo từ năm 2011, thể hiện khát vọng của Trung Quốc trong việc khám phá vũ trụ, cũng như nằm trong kế hoạch biến mình trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Được cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc gọi với cái tên mỹ miều là "Thiên Cung", trạm vũ trũ này hoạt động với nhiều nhiệm vụ khác nhau, một trong số đó là đưa các nhà du hành vũ trụ lên không gian.
Tuy vậy, vào năm ngoái các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Trung Quốc CNSA thừa nhận họ đã mất quyền kiểm soát trạm vũ trụ này, và hiện giờ nó đang trôi dần về phía khí quyển Trái Đất. Điều này đã chấm dứt nhiều tháng đồn đoán khi qua nhiều lần quan sát thực tế hướng di chuyển của trạm vũ trụ này, các chuyên gia kết luận rằng nó thể hiện nhiều dấu hiệu bất thường.
Hơn thế nữa, nguy cơ các mảnh vỡ từ trạm vũ trụ rơi xuống mặt đất có thể gây hại đến con người cũng đã được tính đến.
Các phi hành gia từng ở Thiên Cung 1.
Điều này về lý thuyết rất khó xảy ra, sẽ là rất khó tin nếu như có ai đó bị thương hoặc nhìn thấy trạm vũ trụ này rơi xuống, vì nhiều khả năng các mảnh vỡ từ nó sẽ bắn xuống dưới lòng đại dương. Nhưng vẫn không loại trừ khả năng chúng sẽ đáp xuống khu vực gần nơi dân cư sinh sống.
Việc các kĩ sư không còn có quyền điều khiển buồng lái cũng như những tác động đến từ gió thổi trong quá trình trạm vũ trụ rơi xuống khiến cho khả năng dự báo vị trí đáp xuống của nó trở nên vô cùng bất khả thi. Chỉ cần có một luồng gió nhẹ cũng sẽ khiến toàn bộ trạm vũ trụ chuyển hướng rơi xuống từ lục địa này sang lục địa khác.
Phần nhiều các mảnh vỡ khi vượt qua bầu khí quyển Trái Đất sẽ bốc cháy ngay lập tức. Nhưng theo McDowell, với một khối kim loại khổng lồ nặng đến 100kg thì việc vượt qua bầu khí quyển là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Báo cáo từ lịch sử ngành thiên văn cho thấy rằng đã từng có nhiều trường hợp các mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống bề mặt khí quyển trong sự chứng kiến của nhiều người, và thực tế đã có thương vong xảy ra.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín