"Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ

    PV,  

    Dự án F-35 định mệnh của Lầu Năm góc đang gặp từ khó khăn này đến khó khăn khác.

    Dự án F-35 định mệnh của Lầu Năm góc đang gặp từ khó khăn này đến khó khăn khác. Trong khi những chiếc máy bay này không bị cấm bay, chúng không được phép bay trong thời tiết xấu, trong các nhiệm vụ chiến đấu và cả vào buổi đêm. Không những vậy, chi phí ngày càng gia tăng và lịch sản xuất ngày càng bị đẩy lùi.

    Hãy cùng tìm hiểu "nỗi hổ thẹn" đắt giá của nước Mỹ qua những nhận định dưới đây của tờ Gizmodo:

     "Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ
     F-35: tiêm kích tàng hình và siêu âm.  

    F-35 là gì

    F-35 có tên đầy đủ Lockheed Martin F-35 Lightning II, đặt tên theo các máy bay tiêm kích Lightning nổi tiếng trong Thế chiến thứ 2. F35 là một dòng máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, một động cơ có khả năng tấn công mặt đất, do thám và chiến đấu không đối không với khả năng tàng hình do Lockheed Martin xây dựng.

    Hiện nay F-35 có 3 phiên bản:

    - F-35A: Phiên bản cất cánh và hạ cánh thông thường.

     "Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ
    F-35A là phiên bản cơ bản của F-35.

    - F-35B: Có khả năng cất cánh trên khoảng cách ngắn và hạ cánh thẳng.

     "Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ
    F-35B trong thử nghiệm hạ cánh thẳng đứng đầu tiên.

    - F-35C, phiên bản được trang bị cho hàng không mẫu hạm.

     F-35C thử nghiệm cất cánh từ bệ phóng từ trường

    F-35C thử nghiệm cất cánh từ bệ phóng từ trường.

    F-35 là sản phẩm của chương trình Tiêm kích Phối hợp JSF được phát triển bởi liên minh Mỹ, Anh, Australia, Hà Lan và đồng minh của các quốc gia này, với mục tiêu là thay thế phần lớn các mẫu tiêm kích hiện tại bằng một thế hệ tiêm kích mới.

    Sau một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Boeing và Lockheed Martin, Lockheed Martin X-35 đã đánh bại Boeing X-32 và được lựa chọn để phát triển thành sản phẩm cuối F-35 Lightning II cho JSF, với chi phí mỗi năm lên tới 12,5 tỉ USD và tổng chi phí vòng đời của chương trình lên tới 1,1 nghìn tỉ USD. Tuy vậy, dự án JSF và F-35 hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và hoàn toàn có thể thất bại.

    Không kiểm soát được chi phí

    Vấn đề lớn đầu tiên của JSF là mức giá F-35 hiện đang tăng chóng mặt. Theo Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Hoa Kỳ (G.A.O), một đơn vị khá độc lập với các đơn vị khác của chính quyền Mỹ, mức giá của mỗi chiếc F-35 vào thời điểm năm 2011 được dự kiến sẽ chỉ rơi vào mức 81 triệu USD. Đến thời điểm hiện tại, mức giá đó đã tăng lên 161 triệu USD. Điều này khiến cho quá trình sản xuất hàng loạt F-35, vốn được hi vọng sẽ bắt đầu vào năm 2012, sẽ phải đợi tới năm 2019 hoặc muộn hơn mới có thể bắt đầu.

    Văn phòng Quản lý JSF không đồng ý với quan điểm của G.A.O. Theo Văn phòng này, G.A.O đã không tính tới việc F-35 có tới 3 phiên bản khác nhau, và cũng đã không nhận ra rằng sau quá trình làm quen ban đầu, chi phí dành cho F-35 sẽ giảm xuống. Văn phòng Quản lý JSF cho rằng, mức chi phí "thực tế" của F-35 là 120 triệu USD, một mức giá sẽ càng ngày càng giảm khi đi vào sản xuất hàng loạt.

     F-35A nhìn từ trên xuống

    F-35A nhìn từ trên xuống

    Winslow Wheeler, thành viên của Dự án Quản lý của Chính phủ Mỹ và cũng là một quan chức lâu năm của G.A.O, bất đồng sâu sắc với quan điểm của JSF: "Giá thật của mỗi chiếc F-35, khi các ngài thôi không nói ra những điều vớ vẩn nữa, là 219 triệu USD hoặc hơn, và con số này rất có thể sẽ tiếp tục tăng".

    Công nghệ mới không hoạt động tốt

    Mức giá cao (và càng ngày càng tăng) sẽ là chấp nhận được trong trường hợp F-35 là một thành tựu về mặt công nghệ. Rất tiếc, sự thật không phải là như vậy. Các công nghệ mới, "đột phá" không thể hoạt động được.

     Phi công cùng mũ bay siêu cấp của F-35

    Phi công cùng mũ bay siêu cấp của F-35

    Điển hình nhất trong số các "đột phá" này là chiếc mũ bảo hộ với màn hình tích hợp tân tiến. Theo Pierre Sprey, một nhà thiết kế máy bay nổi tiếng của Mỹ, kể cả trong trường hợp các nhà thiết kế có thể giải quyết các vấn đề về tần số và nhiễu tín hiệu, độ phân giải của video hiển thị trên mũ bay vẫn là "kém cỏi đến mức gây chết người" nếu so sánh với mắt người, trong trường hợp F-35 phải đối mặt với máy bay địch.

    "Ngay từ khi bắt đầu, họ đã nên nhận ra rằng sẽ có một vấn đề lớn về điện toán và một vấn đề lớn về độ phân giải", ông Sprey khẳng định. "Tại sao drone bắn nhầm phải các đám cưới tại Afghanistan? Vì độ phân giải quá thấp. Điều đó là hoàn toàn có thể biết được trước khi phát triển mũ bay". Nhà thiết kế này kết luận, chiếc mũ bay của F-35 là "một thất bại toàn diện từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc".

     Cận cảnh mũ bay của F-35

    Cận cảnh mũ bay của F-35

    Chính phủ không biết phân bổ trách nhiệm một cách hợp lý

    Sau khi Trung tướng Christopher C. Bogdan lên nắm quyền kiểm soát JSF vào tháng 12 năm ngoái, ông đã nhanh chóng đem cả chương trình này và nhà thầu chính, Lockheed Martin ra thanh tra. Đội ngũ quản lý của JSF và nhà thầu Lockheed Martin đều đã bị qui kết mắc nhiều thiếu sót trên nhiều phương diện.

     "Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ
    Trung tướng Bogdan, người tiếp quản JSF vào tháng 12/2012

    Vấn đề lớn nhất của JSF là tất cả mọi trách nhiệm và thiệt hại đều sẽ chỉ gây tổn hại cho chính phủ Mỹ. Trách nhiệm không được phân bổ hợp lý, dẫn đến tình trạng lúc nào nhà thầu Lockheed Martin cũng sẽ thu lời và chính phủ ngày càng ngập trong đống hóa đơn.

    Trung tướng Bogdan gần đây đã đưa ra một tuyên bố như sau:

    "Khi chúng ta ký hợp đồng này vào năm 2001, tất cả mọi rủi ro đều sẽ do chính phủ gánh chịu. Rủi ro chi phí. Rủi ro kỹ thuật. Một ví dụ hoàn hảo: Trong chương trình phát triển, chúng ta sẵn sàng trả cho Lockheed Martin bất cứ khoản phí nào để họ hoàn thành một nhiệm vụ. Nếu họ không làm được, chúng ta trả tiền để họ sửa sai lầm đó. Họ không mất cái gì cả".

     "Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ
     

    Nói một cách chính xác, F-35 có thể cất cánh, nhưng không quân Mỹ không thể sử dụng F-35 trong các cuộc chiến thực sự. F-35 là một chú đại bàng không gẫy cánh (và thậm chí là đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp hoạt động tốt) nhưng vẫn bị xếp vào loại tàn tật nặng: Từ lỗi cánh gió cho tới cảm biến hoạt động không nhạy, hệ thống điện đầy lỗi và các vết nứt trên cấu trúc xuất hiện ngày càng nhiều. Không chỉ gia tăng chi phí, càng ngày chương trình F-35 càng bị đẩy lùi so với lịch trình ban đầu.

    Tiền vốn bị đem "rải" một cách không hợp lý vì mục đích chính trị

    Các nhà chính trị gia đóng vai trò gây vốn cho JSF đã cố gắng hết sức để các đồng đô la kinh phí của Lầu Năm Góc được "rải đều" trên toàn nước Mỹ. Đây là sai lầm lớn thứ 4 của chính phủ Mỹ.

     "Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ
     

    "Quy trình chính trị" đứng đằng sau chương trình JSF chưa bao giờ ngừng lại. JSF đã được "thiết kế" để đem rải các đồng vốn một cách cực kỳ bất hợp lý: Có tới hơn 1.400 nhà thầu phụ độc lập hoạt động trong chương trình này. Các nhà thầu phụ (và các đồng đô la kinh phí) được chia đều trong các khu vực có ý nghĩa quan trọng với các cuộc bầu cử. Ngay cả khi kinh phí bị đội lên rất nhiều lần, các kỳ hạn không được tuân thủ và các sai lầm nghiêm trọng về mặt thiết kế xuất hiện ngày càng nhiều, quá trình rải vốn này cũng sẽ không ngừng lại.

     Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu F-35 có thể trở thành tiêm kích tương lai của Hoa Kỳ hay không. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ khẳng định, lực lượng của họ sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015, trong khi Không quân và Hải quân Mỹ "cần thêm một vài năm nữa". Thế nhưng, thực tế là cách đây không lâu họ cũng từng đề ra cột mốc cho việc hoàn tất dự án là năm 2012, cột mốc đó giờ đây đã được xác nhận chỉ là một tuyên bố sáo rỗng.

    Theo VnReview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ