"Đại học Harvard" của Trung Quốc thay thẻ sinh viên bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt
Dù vẫn gây tranh cãi, công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được thử nghiệm tại một số trường Đại học ở Trung Quốc.
Đại học Bắc Kinh, được biết đến với tên gọi "Đại học Harvard của Trung Quốc", gần đây đã lắp đặt thử nghiệm camera công nghệ cao ở cổng ra vào phía tây nam. Sinh viên và nhân viên của nhà trường chỉ cần quét mặt thay vì đưa thẻ sinh viên (ID card) cho bảo vệ trước khi đi vào khuôn viên.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang trở thành một phần quan trọng trong xã hội Trung Quốc
Hệ thống an ninh mới được cho là phù hợp với các chính sách giáo dục hiện tại ở Trung Quốc, nhiều trường Đại học thuộc top đầu giới hạn số người đặt chân vào khuôn viên. Tương tự như nhận diện khuôn mặt ngoài đường phố, công nghệ này cũng sử dụng cơ sở dữ liệu nhận dạng theo tính tập trung.
Trong khi Đại học Bắc Kinh sử dụng cùng một hệ thống mà cơ quan thực thi pháp luật địa phương sử dụng để xác định và bắt các nghi phạm hình sự, cơ sở dữ liệu của nó dựa trên ảnh ID của sinh viên và nhân viên.
Tuy nhiên, thử nghiệm vào hôm thứ tư đã gặp trục trặc, khiến một số sinh viên không được nhận dạng bởi hệ thống. Theo SCMP đưa tin.
Trên website, Đại học Bắc Kinh tuyên bố rằng những vấn đề đó là do chất lượng ảnh trên thẻ sinh viên không khớp với độ phân giải cần thiết cho việc quét khuôn mặt.
Ngoài camera nhận diện khuôn mặt được lắp đặt tại cổng trường, Đại học Bắc King cũng đã lắp đặt khoảng 20 thiết bị nhận dạng khuôn mặt bên ngoài một số thư viện, phòng học, ký túc xá, phòng tập thể dục và trung tâm máy tính... Nói chung, đi đâu cũng sẽ bị nhận dạng.
Dù cho rằng cách làm mới đang được sinh viên và giảng viên hoan nghênh, Đại học Bắc Kinh vẫn bị Internet chỉ trích vì gây ảnh hưởng đến sự riêng tư cần thiết để học tập.
Theo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời