Dù vẫn "tự cách ly trong rừng", cộng đồng tập hợp những cá nhân dễ bị dịch bệnh làm hại nhất vẫn không thoát được bóng đen Covid-19.
- Đĩa salad không có nước sốt, phục vụ lau bàn quá chậm: Người dân Kuwait liên tục phàn nàn dù cách ly tại khách sạn 5 sao trong dịch Covid-19
- Chuyên gia Mỹ phản bác Covid-19 "biến mất" khi thời tiết ấm lên
- Đại dịch COVID-19 trong những tấm ảnh: Virus corona đã thay đổi thế giới của chúng ta như thế nào?
- Vô tình hay hữu ý? Covid-19 chứng minh Apple đã đúng khi đi theo chiến lược của Xiaomi và Google
- Bài toán khó cho Apple thời Covid-19: Liệu có thể sản xuất iPhone mới? Ai sẽ là người mua?
- Đại dịch Covid-19 thúc đẩy công nghệ không chạm, hứa hẹn sẽ là biện pháp chống dịch hiệu quả trong tương lai
Người dân tộc thiểu số Yanomami.
Brazil vừa công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng người Yanomami, một nhóm dân tộc thiểu số tại vùng rừng Amazon, những người vốn rất nhạy cảm với bệnh tật tới từ “thế giới bên ngoài”. Bệnh nhân là một cậu bé 15 tuổi, hiện em đang được chữa trị tại khu chăm sóc tích cực của bệnh viện tại Boa Vista, nằm ở bang Roraima, bang có dân số thấp nhất trên toàn lãnh thổ Brazil.
Ông Luiz Henrique Mandetta, bộ trưởng Bộ Y tế Brazil, gọi đây là tình huống đáng lo ngại. “Chúng tôi phải cực kỳ cẩn trọng với những cộng đồng thiểu số, đặc biệt là những nhóm người ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài”, ông Mandetta cho hay.
Brazil là mái nhà của hơn 300 nhóm dân tộc thiểu số, với tổng dân số khoảng 800.000 người. Theo tờ báo địa phương Globo đưa tin, có ít nhất 7 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng người thiểu số vốn yếu ớt trước những bệnh dịch tới từ xã hội bên ngoài. Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện khoảng một tuần trước, là một phụ nữ 20 tuổi thuộc dân tộc Kokama.
Còn cậu bé 15 tuổi mới nhiễm Covid-19 là người của dân tộc Yanomami, nổi tiếng với phong tục vẽ mặt và xỏ khuyên. Họ đã sống tách biệt với người hiện đại cho tới giữa thế kỷ 20, cơn sốt vàng lên cao khiến người Yanomami chịu ảnh hưởng nặng nề từ bạo lực, bệnh dịch và nhiễm độc thủy ngân do các khu mỏ địa phương.
Một cậu bé người Yanomami.
Cũng giống với các cộng đồng người thiểu số khác, hệ miễn dịch của người Yanomami khác biệt với chúng ta, họ không thể chống lại những loài vi khuẩn mà đa số chúng ta đã miễn nhiễm. Những bệnh đơn giản cũng có thể hại chết họ, nữa là đại dịch nguy hiểm như Covid-19 đang hoành hành tại nhiều quốc gia.
Hiện tại, cách duy nhất để tránh lây nhiễm virus cho những cộng đồng dân tộc thiểu số này là hạn chế tiếp xúc với họ, cũng chẳng khác việc giãn cách xã hội đang được thực hiện trên diện rộng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"