Đáng báo động, rừng nhiệt đới đang phát thải nhiều khí carbonic hơn cả oxy

    Tài Nguyễn,  

    Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một xu hướng tiêu cực của rừng nhiệt đới. Đó là chúng thải ra nhiều khí carbonic hơn so với lượng chúng hấp thụ.

    Từ trước đến nay, rừng nhiệt đới luôn là những lá phổi xanh của trái đất, chúng hấp thu khí carbonic (CO2) từ bầu khí quyển và biến nó trở thành oxy. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới đây, xu hướng này đã bị đảo ngược: rừng nhiệt đới đã thải ra gần gấp đôi lượng khí carbonic so với lượng chúng hấp thu.

    Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science, các nhà nghiên cứu từ Đại học Boston, Mỹ và Trung tâm nghiên cứu Woods Hole đã phát hiện ra xu hướng tiêu cực này và cho biết vẫn có cơ hội để đảo ngược xu hướng bằng cách phục hồi các khu rừng nhiệt đới.

    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp mới để đánh giá mật độ khí carbonic, đo lường không chỉ ở các khu vực rừng bị phá hủy hoàn toàn mà còn đánh giá được những tổn thất do sự suy thoái rừng và sự xáo trộn rừng. Bên cạnh đó, những hình ảnh vệ tinh, công nghệ laser và các phép đo lường tại hiện trường được sử dụng để ghi nhận diện tích rừng rộng lớn đã bị phá hủy kể từ năm 2003.

     Hơn 20% diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy trong những năm gần đây.

    Hơn 20% diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy trong những năm gần đây.

    Tiến sĩ Alessandro Baccini, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: "Những phát hiện mới này sẽ là lời cảnh tỉnh cho toàn thế giới về rừng. Nếu như nhiệt độ toàn cầu tăng lên tới mức nguy hiểm, chúng ta cần phải giảm mạnh lượng khí thải và tăng diện tích rừng có khả năng hấp thụ và lưu trữ khí carbonic".

    Ông cũng nói thêm rằng: "Rừng là nơi hấp thụ và lưu giữ khí carbonic khổng lồ và duy nhất mà chúng ta có được. Chúng vô cùng an toàn, không hề tốn kém, với quy mô lớn trên thế giới và mang lại những hiệu ứng khí hậu từ việc điều chỉnh lượng mưa đến cung cấp hệ sinh thái đa dạng".

     Rừng nhiệt đới luôn luôn là pá phổi xanh của trái đất.

    Rừng nhiệt đới luôn luôn là pá phổi xanh của trái đất.

    Nghiên cứu này cho thấy các vùng rừng nhiệt đới hiện nay phát thải khí carbonic vào khí quyển nhiều hơn so với khi chúng hấp thụ với 862 teragram cacbon được thải ra trong khi chỉ có 437 teragram được tiêu thụ.

    Hơn 60% khí thải của rừng nhiệt đới xuất phát từ khu vực Mỹ Latinh, nơi đã chứng kiến sự tàn phá quy mô lớn đối với rừng nhiệt đới Amazon trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, lượng khí thải carbonic từ rừng nhiệt đới với tỷ trọng 24% đến từ châu Phi và 16% từ châu Á.

    Tiến sĩ Wayne Walker, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu cho biết: "Sẽ là một thách thức lớn để lập bản đồ các khu rừng đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, sẽ còn khó khăn hơn để đo lường thiệt hại về những mất mát đó".

    Tham khảo Independent

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ