“Cánh cửa Địa ngục” ở Siberia tiết lộ bí mật về khu rừng cổ đại

    Lê Tuấn Anh,  

    Một cánh cửa dẫn đến 200.000 năm về trước.

    Trong những năm gần đây, nhiều hố sụt xuất hiện tại Siberia và một trong số đó là hố sụt Batagaika. Người Yakutian tại đây gọi nó bằng cái tên "cánh cửa địa ngục", vì sao thì xin mời độc giả nhìn hình dưới đây.

    Các nhà nghiên cứu cho rằng Batagaika có thể là kết quả của một bất thường địa chất trong khu vực. Batagaika là hố lớn nhất trong loại hố này, dài gần 1km và sâu 86m. Và nó đang tiếp tục trở nên lớn hơn theo thời gian. Nghiên cứu trình của Frank Günther từ Viện Alfred Wegener (Đức) cho thấy vách của hố sụt này tăng trung bình 10m mỗi năm trong thập kỷ qua. Trong những năm có khí hậu ấm áp, con số này có thể lên đến 30m mỗi năm.

     Hố sụt Batagaika

    Hố sụt Batagaika

    Điều kiện môi trường thay đổi khiến cho lớp băng hà vĩnh cửu tan chảy. Kết quả là làm lộ ra cả một khu rừng cổ đại vốn bị băng bao phủ. Trong đó có những gốc cây cổ thụ, mẫu phấn hoa cổ đại, những cái xác đông lạnh của một bò xạ hương, voi ma mút và một con ngựa 4.400 tuổi bị chôn vùi nhiều năm.

    Một gốc cây cổ thụ hiện ra khi lớp băng tan
    Một gốc cây cổ thụ hiện ra khi lớp băng tan

    Một nghiên cứu dẫn đầu bởi Julian Murton từ Đại học Sussex, sử dụng những trầm tích phát lộ này để tìm hiểu sự thay đổi khí hậu của Siberia trong quá khứ. Lịch sử khí hậu của vùng Siberia là vẫn còn là ẩn số. Theo Murton, lần cuối Siberia xuất hiện loại sụt lở này vào khoảng 10.000 năm trước, khi Trái đất ra khỏi kì băng hà cuối cùng. "Địa điểm Batagaika chứa một lớp khá dày trầm tích tiền băng hà. Trong đó có hai lớp nhiều gỗ là lớp đất rừng cho thấy khí hậu ấm hoặc nóng hơn khí hậu ngày nay. Phần phía trên của lớp rừng nằm trên một lớp đất bị xói mòn, có thể khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy ở một giai đoạn ấm lên trong quá khứ." Murton cho biết.

     Cận cảnh hố sụt Batagaika

    Cận cảnh hố sụt Batagaika

    Tuy nhiên, đây cũng là một hồi chuông đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Sự hình thành hố sụt đầu tiên bắt đầu sau khi một mảng rừng lớn gần đó bị chặt vào những năm 1960. Do mặt đất đã không còn được che phủ trong những tháng nóng của mùa hè, nó nóng lên nhanh hơn so với khi còn rừng, làm cho lớp băng vĩnh cửu tan chảy và gây ra sạt lở đất cùng lũ lụt.

    Địa chất bất ổn định của khu vực này gây nguy hiểm cho người dân địa phương. Bên cạnh đó là những lo ngại rằng khi các hố trở nên sâu hơn và lớn hơn, sẽ giải phóng lượng lớn khí carbon vốn bị chôn vùi trong hàng ngàn năm. Nếu lượng khí nhà kính này đi vào khí quyển, khí hậu sẽ tiếp tục trở nên nóng hơn. "Ước tính của lượng carbon toàn cầu lưu trữ trong băng giá vĩnh cửu là cùng tương tụ như những gì có trong khí quyển", Günther cho biết.

    Theo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ