Liệu có một con quái vật nghìn năm tuổi đang ngủ sâu trong lớp băng dày kia?
Đã hàng trăm nghìn năm rồi, băng vĩnh cửu tại Siberia vẫn lưu giữ những thứ cổ vật từ ngàn xưa – nói cách khác, ta có một cái tủ lạnh tự nhiên khổng lồ tại đó.
Nhưng, cũng như các tủ lạnh khác, nó cần cắm điện liên tục để hoạt động và hiển nhiên là hiện tượng nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiếc tủ lạnh này. “Băng vĩnh cửu như là một quả bom hẹn giờ vậy”, nhà khoa học nghiên cứu môi trường Robert Spencer tại Đại học Bang Florida nói.
Khi băng tan, ta sẽ không biết được thứ gì sẽ thoát ra từ đó. Hãy dè chừng những thứ đáng dè chừng nhất như:
1. Vi khuẩn
Mức độ nguy hiểm: Hơi hơi đáng sợ
Bảy mươi lăm năm trước, một vụ lây lan khuẩn đã bùng phát tại phía Tây đất nước Siberia, rất nhiều đàn tuần lộc đã bị ảnh hưởng và chết do nhiễm bệnh.
Tháng Bảy năm nay, xác của một số những con tuần lộc nhiễm bệnh đã được rã đông do thời tiết, vi khuẩn lan ra, lây cho 23 người, 1 người đã tử vong.
2. Carbon
Mức độ nguy hiểm: Đe dọa tới nền văn minh
Những phần còn sót lại của cỏ, nấm và động vật cổ đại được chôn trong băng chứa một lượng carbon tổng cộng là 1.500 tỷ tấn. Vi trùng và vi khuẩn ăn lớp phủ dàu ấy, thải ra khí carbon dioxide khiến cho bầu khí quyển lại nóng lên, sự nóng lên lại làm tan băng rồi cứ thế, việc carbon thoát ra từ những vỉa băng vĩnh cửu quay tròn thành một vòng luẩn quẩn.
3. Khí methane
Mức độ nguy hiểm: Đe dọa tới nền văn minh ở cấp cao hơn chút.
Đó là năm 2014, các nhà khoa học phát hiện ra một hố đất lớn nổi lên như một chấm mụn ở bản đảo Yamal, một vùng hẻo lánh tại nước Nga. Lời giải thích cho vấn đề này? Vùng đất nền trở nên nóng hơn kiến băng tan, băng tan làm đất trở nên ướt át hơn, vi khuẩn sản xuất ra nhiều khí methane hơn.
“Cái mụn” methane đó cứ lớn dần lên trong lòng đất và BÙM.
Chúc may mắn.
4. Dòng tộc hoàng gia vùng Siberia
Mức độ nguy hiểm: Rất “ám ảnh”
Năm 1993, các nhà nghiên cứu Nga tìm ra một thi hài 2.500 tuổi được bảo quản cực kì tốt, thi hài thuộc về một người phụ nữ cổ đại, với đầy những hình xăm xoắn ốc trên người và được chôn cùng với rất nhiều món quá, lọ đựng gia vị và sáu con ngựa.
Các nhà khảo cổ tin rằng khi con sống, người phụ nữ này thuộc dòng dõi cao quý, không giống như những thi hài ở những khu chôn cất bình dân.
Liệu hoàng tộc Siberia có lắm bùa phép và lời nguyền như hoàng tộc Ai Cập không nhỉ?
5. Ngà voi mammoth
Mức độ nguy hiểm: Cực kì cao, nếu bạn là một con voi
Khí hậu thay đổi khiến cho đất bị xói mòn nhanh, bên cạnh đó cũng khiến cho những mẩu xương cổ đại được dễ dàng tìm thấy hơn. Không phải địa điểm khai quật nào cũng toàn các nhà khảo cổ đang nghiên cứu, sẽ có những tay buôn tìm được một chỗ như thế, đào xương – cụ thể là ngà voi mammoth lên để trục lợi.
Ngà voi mammoth thì hợp pháp mà ngà voi thường thì lại không, đâm ra bè lũ thương lái cứ dán nhãn “ngà voi mammoth” vào để bán thôi.
Thị trường ngà voi cứ tăng trưởng đều, còn số lượng cá thể voi thì cứ giảm dần đi.
6. Virus
Mức độ nguy hiểm: Chắc là ổn thôi haha. Có đúng là ổn không bác gì ơi??
Trong vòng hai năm qua, các nhà nghiên cứu sinh vật học của Pháp đã tìm ra hai loài virus cổ đại khổng lồ, bị chôn vùi sâu trong lớp băng vĩnh cửa của Sebiera. Những con virus này vẫn có thể lây lan được nhưng may mắn là chỉ lây cho ... các con trùng amip khác thôi.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng rất có thể còn những loài virus kinh khủng hơn, đáng sợ hơn đang lởn vởn đâu đó trong lớp băng dày kia. Có thể chúng sẽ không làm cho bạn nhiễm bệnh, nhưng cũng có thể không.
Mạnh mẽ lên.
Tham khảo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Màn hồi sinh đầy ngờ vực của Flappy Bird
Nhiều người đang nghi ngờ về mục đích thật sự khi Flappy Bird quay trở lại sau hơn 10 năm.
TP-Link tặng người dùng router WiFi 7 đầu tiên Việt Nam khi bình chọn tại Better Choice Awards 2024