Nằm giữa sa mạc nóng cháy, đây chính là chiếc tủ lạnh 2.400 năm tuổi có thể giữ được cả băng đá
Hàng nghìn năm trước khi điện ra đời.
Trong cái thời tiết khô nóng của sa mạc Ba Tư Cổ Đại vào khoảng năm 400 Trước Công nguyên, cách rất xa ngày điện được phát minh ra, các kĩ sư cổ đại đã hoàn thiện được thứ “công nghệ” có thể lưu trữ được băng đá xuyên suốt mùa hè nóng cháy.
Yakhchāl tại Yazd, Iran.
Đó là Yakhchāl, một thiết bị làm mát cổ có hình nón cao và rỗng ruột. Khoảng không bên trong sẽ là nơi để cất băng đá làm mát, thực phẩm cần bảo quản cũng như một số đồ dễ hỏng khác. Phương pháp giữ lạnh cực kì hiệu quả cho một nền nhiệt độ cực cao tại sa mạc này thực ra rất đơn giản, kể cả những gia đình nghèo khó vào thời đó cũng có thể tự tay sắm cho mình chiếc tủ lạnh này.
Bên trong chiếc tủ lạnh yakhchāl tại Meybod, Iran.
Bên ngoài chiếc tủ lạnh cũng tại Meybod.
Băng đá được cất giữ trong các yakhchāl từ mùa đông, được lấy từ các dãy núi gần đó và đa số những chiếc tủ lạnh này cũng có những kênh nước ngầm riêng chạy bên dưới chúng để mang nước từ các nguồn sông, suối gần đó về.
Chiều cao của một yakhchāl trung bình là 18 mét, nó là một kiến trúc làm từ bùn cao vọt lên so với mặt đất. Dưới nền kiến trúc này là một khoảng không có thể có sức chứa lên tới 5.000 mét khối với tường dày ít nhất là 2 mét. Chất liệu cách nhiệt của những bức tường này là một loại vữa có tên là sarooj; một hỗn hợp của cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê và tro. Toàn bộ các thành phần được trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định để có được sản phẩm là một loại vữa cách nhiệt và thậm chí, nhiều nhà khảo cổ cho rằng nó còn có khả năng chống nước hoàn toàn.
Hệ thống tủ lạnh ngoài trời này còn có những đường thông gió riêng, nhằm giữ nhiệt độ lạnh cho không gian bên trong cấu trúc kiến trúc này.
Yakhchāl gần Kerman, Iran.
Một số yakhchāl được xây từ nhiều ngàn năm trước hiện vẫn còn đứng vững. Ngày nay ở Iran, Afghnistan và Tajikistan, thuật ngữ “yakhchāl” vẫn được người ta sử dụng để chỉ những chiếc tủ lạnh gia đình.
Tham khảo The Vintage News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh Cybercab: Chiếc xe điện tự lái không vô lăng, không bàn đạp, không cổng sạc, giá hơn 700 triệu đồng của Tesla
Tuy nhiên, khả năng hoạt động tự hành của chiếc xe này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Optimus - Robot hình người của Elon Musk lần đầu lộ diện trước công chúng: Có khả năng "làm mọi thứ", giá từ 20.000 đến 30.000 USD