Đây là loài sinh vật được xem là tổ tiên của các loài thú có mai hiện đại, đã phát triển ở Nam Mỹ từ cách đây 30 triệu năm trước khi tuyệt chủng vào cuối thế Canh Tân cách đây 10 nghìn năm.
Khám phá được thực hiện bởi một nông dân người Argentina có tên Juan de Dios Sota trong lúc chăn thả gia súc bên một bờ sông ở phía đông nước này. Theo anh Dios Sota, trong lúc đang cho bò ăn cỏ, anh bất ngờ phát hiện dưới lòng sông một số vật thể hình dáng kì quái và có kích thước to lớn. Đợt hạn hán đã làm sông Vallimanca trở nên khô cạn, hé lộ ra những thứ không ngờ.
Anh Dios Sota sau đó đã lập tức thông báo với nhà chức trách. Sau khi nhận được thông báo, viện khảo cổ học INCUAPA của Argentina đã cử người tới xem xét và phát hiện hài cốt của 4 cá thể Glyptodo.
Hài cốt của cá thể Glyptodo
Được biết, đây là loài sinh vật được xem là tổ tiên của các loài thú có mai hiện đại, đã phát triển ở Nam Mỹ từ cách đây 30 triệu năm trước khi tuyệt chủng vào cuối thế Canh Tân cách đây 10 nghìn năm. Các Glyptodont lớn nhất có thể nặng tới 2.000 kg.
Theo các nhà sinh vật học, Glyptodon là loài thú ăn cỏ và có lối sống chậm chạp giống như loài rùa. Bản năng sinh tồn và tuổi thọ của loài này rất đáng nể. Chúng có lớp mai siêu cứng dày tới 5cm để bảo vệ bản thân trước các loài động vật khác, bao gồm loài chim ăn thịt cổ xưa, không biết bay, được gọi là Terror Bird. Ngay cả các khu vực cơ thể không được bao phủ bởi lớp mai cũng được bảo vệ bằng các phần xương cứng rắn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện hài cốt của 4 cá thể Glyptodon phía dưới lòng sông
Do đó, nguyên nhân tuyệt chủng của chúng nhiều khả năng xuất phát từ con người. Phần mai vỏ của Glyptodon có rất nhiều công dụng. Chính vì thế, chúng đã bị loài người săn giết để lấy mai.
Ở nhiều nơi tại Argentina từng khai quật được nhiều cổ vật, đồ dùng sinh hoạt của người tiền sử được làm từ mai của Glyptodon. Với kích cỡ to lớn như một chiếc xe ô tô, mai của Glyptodon thường được sử dụng để làm giường ngủ, mái chê nắng gió, vật đựng, hoặc được chế thành công cụ bảo vệ cho con người.
Trong khi đó, đuôi của loài Glyptodon còn được tận dụng để chế tác thành các loại vũ khí. Các cụm xương ở phần cuối đuôi khá lí tưởng để trở thành những chiếc trùy gai cho con người sử dụng với mục đích đi săn hoặc chiến đấu.
Glyptodon sống cùng thời với loài người tiền sử
Đây là lần đầu tiên có tới 4 cá thể Glyptodon được phát hiện trong cùng một địa điểm. Tất cả chúng có vẻ như đang cùng nhau di tản tới một nơi nào đó. Khi phát hiện, đầu của 4 con Glyptodon đều quay về chung một hướng. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của các cá thể này hiện vẫn đang được các chuyên gia tìm hiểu thêm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming