Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro

    M.Đức,  

    Đâu là những điểm mạnh và điểm yếu trong hiệu năng và phần mềm cần chú ý khi bạn có ý định 'tậu' Realme 5 Pro?

    Realme 3 Pro chưa có mặt ở thị trường được quá lâu thì hãng smartphone Trung Quốc đã ra mắt phiên bản kế nhiệm mang tên Realme 5 Pro. Tên được 'nhảy cóc' có lẽ cũng vì sản phẩm này chứa khá là nhiều nâng cấp, trong đó tâm điểm là hệ thống 4 camera sau, nâng cấp cả về lượng lẫn chất.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 1.

    Nhưng hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu 2 thành phần khác, ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm hàng ngày của người dùng: hiệu năng và hệ điều hành (phần mềm), những thành phần này liệu có gì thay đổi với phiên bản trước đó hay không?

    Đầu tiên là về hiệu năng. Phiên bản Realme 3 Pro của đầu năm nay được hãng trang bị vi xử lý Snapdragon 710, đã là một bước tiến khá lớn so với Snapdragon 660 của chiếc Realme 2 Pro trước đó. Những tưởng hãng sẽ sử dụng lại nó ở phiên bản Realme 5 Pro, vì 2 chiếc máy này đều được ra mắt cùng năm.

    Nhưng thực tế thì lại không như tưởng tượng, và là theo chiều hướng tốt: Realme 5 Pro được nâng cấp lên vi xử lý Snapdragon 712 cao cấp hơn, với các lựa chọn 4/6/8GB RAM và 64/128GB bộ nhớ trong.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 2.

    Hiệu năng của Realme 3 Pro (phiên bản tiền nhiệm)

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 3.

    Hiệu năng cao hơn do sử dụng vi xử lý mới của Realme 5 Pro

    Snapdragon 712 nhìn trên bảng thông số thì chỉ là một phiên bản được 'ép xung' của Snapdragon 710, nhưng hiệu năng thực tế thì cũng có một khoảng cách đáng kể. Hiệu năng CPU tăng khoảng 16%, còn GPU tăng thêm 14 - 15%. Với một lý do nào đó mà điểm hiệu năng của bài đánh giá Work 2.0 tăng tới 26%.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 4.

    Đánh giá hiệu năng viên pin 4035 mAh của Realme 5 Pro...

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 5.

    ...và so sánh với những sản phẩm khác có mặt trên thị trường

    Tăng về hiệu năng, nhưng Realme 5 Pro lại vẫn được sử dụng lại viên pin dung lượng 4035mAh của thế hệ cũ. Tuy vậy thì người dùng cũng chớ lo, vì 4035mAh vẫn là một dung lượng rất lớn, thậm chí còn được sử dụng ở những dòng máy với vi xử lý Snapdragon 855, nên với một chiếc máy tầm trung như Realme 5 Pro vẫn cho thời lượng sử dụng rất tốt.

    Theo so sánh của GSMarena, thì máy cho thời lượng lướt web 16:18 tiếng, chơi video liên tục trong 13:52 tiếng. Máy cũng chỉ nằm dưới Huawei P30 Pro, trước đây đã được mệnh danh là 'Ông vua pin của làng smartphone', nên trên thực tế luôn luôn sử dụng được rất lâu. Và khi hết pin, ta cũng có thể sạc lại nhanh với bộ sạc VOOC 3.0, chỉ khoảng 1 tiếng 10 phút là đầy pin từ trạng thái cạn kiệt.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 6.

    Dock sạc VOOC 3.0

    Nói về phần cứng nhiều cũng chán, ta chuyển qua vấn đề phần mềm. Realme 5 Pro sử dụng Android 9 Pie với bộ giao diện ColorOS 6. Là một người dùng Realme 2 Pro, mình đã chứng kiến sự trưởng thành của giao diện ColorOS qua từng thời kỳ, trong đó phiên bản mới nhất đã có một số thay đổi như: đã đưa được đa phần các yếu tố giao diện (icon, nút bấm) về hình tròn để tăng tính đồng nhất, chuyển cảnh nhanh và bớt hiện tượng lag hơn và không còn gặp những 'lỗi' khó chịu như cấm người dùng sử dụng chế độ nhà phát triển (Devoloper Mode) nữa.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 7.

    Giao diện ColorOS 6 mới nhất của Realme

    Một số điểm mà hãng vẫn còn có thể làm tốt hơn trong những phiên bản ColorOS tiếp theo, bao gồm:

    - Giảm lượng màu sắc sử dụng trong giao diện, nhất là ở thực đơn tùy chỉnh (Settings), hiện nay có khá nhiều màu nên hơi rối mắt.

    - Học tập Samsung với OneUI, và đưa những yếu tố có thể thao tác được xuống phía dưới đáy màn hình để người dùng tiện thao tác hơn. Phiên bản Realme 5 Pro có màn hình không quá lớn (6.3 inch), nhưng với những người tay nhỏ thì vẫn sẽ khó 'với' tới được những cạnh trên.

    - Thêm lựa chọn Dark mode (đen toàn thệ thống) để giúp người dùng sử dụng thoải mái hơn, đỡ bị mỏi mắt trong điều kiện tối.

    Bên cạnh đó, Realme cũng tặng kèm cho người dùng một số ứng dụng hỗ trợ mà hãng phát triển ra. Mỗi ứng dụng lại có độ hữu dụng khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người. Với mình thì ứng dụng 'cứu cánh' nhất là Clone Phone, giúp cài đặt máy một cách nhanh chóng hơn là việc phải chuyển dữ liệu bằng tay, tải ứng dụng theo kiểu thủ công rất tốn thời gian.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 9.

    Phần mềm Clone phone cho phép người dùng chuyển hình ảnh, danh bạ và ứng dụng từ các dòng máy cũ, hỗ trợ cả iPhone và Android. Quá trình nhận diện máy chỉ bằng mã QR nên rất nhanh chóng.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 10.

    Cửa hàng ứng dụng App Market của những dòng máy OPPO và Realme, với thị trường Việt Nam thì không quá cần thiết vì đã có Play Store của Google rồi.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 11.

    Hữu dụng hơn đó là cửa hàng chủ đề (Theme Store) với các chủ đề, hình nền khác nhau để người dùng tùy biến chiếc Realme 5 Pro để thể hiện cá tính.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 12.

    Ứng dụng Phone Manager để quản lý bộ nhớ, xóa những 'rác' không cần thiết có trên máy. Phần mềm này cũng có thể quét Virus để bảo vệ người dùng trước những phần mềm độc hại.

    Đánh giá chi tiết hiệu năng và phần mềm Realme 5 Pro - Ảnh 13.

    Cuối cùng là Game space, một ứng dụng dành cho các game thủ. Với ứng dụng này ta có thể bắt máy 'dồn' tài nguyên xử lý và mạng vào game để tăng hiệu năng, chặn cuộc gọi hoặc các thông báo khi chơi game để đạt được kết quả cao nhất.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ