Đánh giá nhanh router wifi D-Link DIR-822: Chiếc router giá mềm dành cho các gia đình hiện đại
Chiếc router nhỏ nhắn này của D-link có thể thỏa mãn được hầu hết mọi nhu cầu của một gia đình với đủ loại thiết bị công nghệ cao.
Tuy rằng đường truyền cáp quang của Việt Nam ra thế giới thường xuyên bị đứt một cách phi thường thì cũng không thể ngăn được sự tiến hóa hàng ngày của các thiết bị truy cập internet tại thị trường này ngày một nhiều lên. Chính vì điều này nhiều gia đình gồm 2-3 thế hệ đang sở hữu đủ loại thiết bị có chứa kết nối internet như TV, PC, Laptop, Tablet, Smartphone… thậm chí các những thiết bị smart home cũng đang dần được phổ biến hơn cung cấp cho con người cuộc sống tiện nghi hơn xưa rất nhiều. Những thiết bị như DIR-822 được sinh ra để tiếp cận những đối tượng như vậy thay vì những sản phẩm đắt đỏ hơn nhưng có những tính năng chưa thực sự cần thiết với một gia đình.
Về cơ bản DIR-822 là phiên bản rút gọn của DIR-842 với vẻ bề ngoài gần như là giống hệt từ thiết kế vỏ hộp cho đến hình dáng sản phẩm. Có lẽ điều khác biệt ở đây là một chút linh kiện và cấu hình bên trong để phù hợp hơn với những thị trường đang phát triển và còn cần một thời gian dài hơi hơn để có thể bắt kịp những tính năng cao cấp hơn những những sản phẩm thuộc hàng đàn anh chị.
Đập hộp sản phẩm:
DIR-822 là một sản phẩm gia đình và văn phòng nhỏ vì vậy thiết kế vỏ hộp nhã nhặn với tông màu trắng xanh thường thấy. Vỏ hộp khá mỏng và nhe, mở phần bên trong thì toàn bộ sản phẩm được trải đều trên một khay bằng bìa cứng bao gồm một phần thân máy màu đen, 4 anten màu đen, một sợi cáp mạng và một adater nguồn. Ngoài ra thì vật bất ly thân với các sản phẩm công nghệ là đĩa cài đặt và sách hướng dẫn sử dụng thì không thể nào thiếu được trong một gói sản phẩm.
Thiết kế:
DIR-822 như chúng tôi nhắc đến là sử dụng nguyên mẫu thiết kế của DIR-842 là dạng hộp chữ nhật. Mặt trên sử dụng phân nửa là bề mặt nhựa đen bóng rất bắt mắt nhưng cũng dễ bám dấu tay. Phần còn lại là nhựa nhám được làm độ cao thấp hơn một chút với lớp nhựa nhám họa tiết sọc chéo và logo D-link ở trên để hình dáng sản phẩm bớt nhàm chán. Các dải đèn led chức năng cũng được đặt trên khu vực này.
Mặt dưới của sản phẩm được làm uốn nhẹ vào trong một chút với chi chít lỗ dọc và tam giác có tác dụng thoát hơi nóng cho router khi vận hành. Trên đây cũng kèm theo các thông tin về quản lý sản phẩm như serial number, barcode và các thông tin hỗ trợ người dùng.
Anten dual band 5dBi của DIR-822 được bố trí ở các mặt hông và lưng của sản phẩm thuần túy như các sản phẩm khác. Các chân cắm này đều được mạ vàng chống nhiễu tinh xảo cho khả năng thu phát tín hiệu ổn định, chất lượng.
Toàn bộ kết nối và các nút bấm đều nằm ở mặt lưng giống như thiết kế của các dòng router gia đình phổ thông khác.
Tính năng:
DIR-822 về cơ bản là phiên bản AC1200 rút gọn từ phiên bản DIR-842 vẫn giữ lại được một phần những tính năng chính của router này nhưng được lược bớt đi những đặc tính không cần thiết đối với các thị trường có nền công nghệ chưa thực sự phát triển để có mức giá mềm hợp lý hơn. Cụ thể như sau
DIR-822 sử dụng đầy đủ các chuẩn Wifi thông dụng IEEE 802.11 a/b/g/n/ac. Tuy nhiên ở phiên bản này, hãng chỉ sử dụng cổng WAN 10/100 Megabits Ethernet thay vì 10/100/1000 Gigabit Ethernet ở phiên bản cao hơn. Điều này đúng với thị trường Việt Nam bởi các ISP như FPT, Viettel, VNPT vẫn đang khai thác các gói cước với băng thông chỉ ở mức 10/100 Megabits chứ chưa hề có động thái thay đổi cơ sở hạ tầng cũng như phát triển lên Gigabits như thị trường Mỹ hay một số nước Châu Âu. Điều này dẫn đến 4 cổng LAN được đặt ở phía sau của Router cũng sẽ chỉ là các cổng Megabits LAN chứ không phải Gigabits nữa. Xét về khía cạnh hiệu năng sử dụng trong gia đình với 4 cổng lan này cũng đã là khá đủ rồi.
Ngoài ra thì mặt lưng của router này cũng chẳng còn gì ngoài một nút WPS cho kết nối trực tiếp giữa thiết bị và router, một nút nguồn và một cổng cắm nguồn từ adapter. Tất cả đều khá là đơn giản như những chiếc router wifi cơ bản của các gia đình khác trừ việc nó có tới 4 anten và hỗ trợ MU-MIMO trên 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz.
Về tốc độ thì vì đây là một router AC1200 vì thế nên tốc độ lớn nhất mà nó có thể đạt được với kết nối Wifi là 1200 Mbps. Nếu là một thiết bị sử dụng trong gia đình với PC, TV và các thiết bị di động khác thì AC1200 là vừa đủ không thừa nhưng cũng chẳng thiếu. Nhiệm vụ gồng gánh nặng nhất với chiếc wifi này có lẽ là các PC và laptop cần tối ưu hóa để có thể chơi game mà không bị giật lag. Đối với các thiết bị khác thì cũng phải dè chừng vì nội dung số chất lượng cao cũng khá là tốn kém băng thông.
Giao diện của DIR-822 cũng đơn giản và thân thiên với những tính năng bổ trợ và nâng cao như QoS hay các tính năng bảo mật cơ bản như Wifi Password, Firewall, Web Filter. Để sử dụng, người dùng chỉ cần cài đặt thông tin qua 3 bước cơ bản thông qua một trình duyệt web bất kì.
Hiệu năng phát sóng:
Tuy hiệu năng phát sóng của DIR-822 không có gì vượt trội so với đối thủ cạnh tranh nhưng với 4 anten 5dBi thì khả năng phát sóng của chiếc router trong một hộ gia đình có mặt sàn 200m2 là hoàn toàn khả thi.
Tổng kết:
Với một chiếc router DIR-842 mạnh mẽ nhưng có mức giá mềm mại khoảng 1,550,000 VND thì chúng ta có thể kì vọng vào một mức giá còn mềm hơn rất nhiều của DIR-822. Những gì mà chiếc Wifi này thể hiện thì con đường làm quen với những sản phẩm mạng cao cấp không còn xa xôi nữa.
Ưu điểm:
Thiết kế đẹp mắt.
Vùng phủ sóng rộng, độ khỏe của sóng ổn định cho tốc độ ổn định.
4 anten hỗ trợ MU-MIMO cho đổ ổn định khi có nhiều thiết bị truy cập
Giá tốt.
Nhược điểm:
Tính năng còn sơ sài.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android