[Đánh giá] Sony Xperia P: Thêm lựa chọn cho smartphone tầm trung

    Yin, Yin 

    Xperia P là chiếc điện thoại thứ 2 trong dòng Xperia NXT của Sony được trang bị công nghệ WhiteMagic nâng cao khả năng hiển thị màn hình ngoài ánh nắng.

    Xperia P là chiếc điện thoại thứ 2 trong dòng Xperia NXT của Sony; được trang bị công nghệ WhiteMagic lần đầu tiên giới thiệu bởi Sony, nâng cao khả năng hiển thị màn hình ngoài ánh nắng. Ngoại trừ màn hình, Xperia P là một chiếc Android tầm trung với cấu hình khá và mức giá hợp lý, với chip lõi kép Nova Thor U8500 1GHz và camera 8.0 MP Exmor R ở mặt sau.

     
    Thiết kế
     
    Xperia P có chung thiết kế của dòng NXT như Xperia S và U với mặt sau hơi cong cùng các góc vuông nhọn và dải nhựa trong suốt dưới đáy. Khác với 2 người anh em Xperia S và Xperia U, các nút bấm cảm ứng của Xperia P nằm ngay phía trên dải nhựa chứ không phải phía trên.
     
    Nút cảm ứng cơ bản của Android nằm ngay trên dải nhựa trong suốt.
     
    So sánh kích thước Sony Xperia P với các dòng máy khác.
     
    Điểm khác biệt lớn nhất là thay vì vỏ nhựa, Sony lại quyết định trang bị cho chiếc điện thoại tầm trung của mình vỏ nhôm nguyên khối khiến cho cảm giác cầm nằm trở nên sang trọng, tinh tế hơn chứ không như những sản phẩm sử dụng vỏ nhựa cho cảm giác rẻ tiền. Mặc dù không theo trào lưu siêu mỏng với độ mỏng 10,5 mm nhưng sự khác biệt về chất liệu vẫn khiến Xperia P toát lên một vẻ cao cấp hơn hẳn những đồng nghiệp tầm trung khác. Dẫu cho việc đánh đổi thiết kế này nhôm nguyên khối này là pin không tháo rời được nhưng thiết kế này của Xperia P vẫn được đánh giá khá cao. 
     
    Mặt sau Xperia P. 
     
    Ngoài ra, Xperia P cũng đi theo trào lưu micro SIM và kích thước màn hình khá lớn ở mức 4 inch khiến cho việc thao tác điện thoại bằng một tay của người dùng gặp đôi chút khó khăn. Tất nhiên màn hình 4 inch của máy cũng đem lại nhiều trải nghiệm sử dụng tốt hơn nhiều so với màn hình của HTC One V hay Xperia Sola.
     
    Xperia P có độ mỏng hơn 10 mm.

    Màn hình
     
    Với công nghệ WhiteMagic, độ sáng hiển thị của Xperia P được đánh giá là xuất sắc nhất hiện nay ngay cả khi người dùng sử dụng smartphone của Sony dưới ánh sáng ngoài trời cũng không gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra màn hình cũng có độ phân giải qHD 540x960 khá cao cho mật độ điểm ảnh tương đối lớn ở mức 275ppi, chính vì thế mà màn hình của Xperia P cho khả năng hiển thị rất rõ ràng và sắc nét. Dẫu vậy màn hình của máy vẫn có những khuyết điểm nhỏ về khả năng hiển thị màu sắc khi điều chỉnh độ sáng: Màu trắng hơi ngả sang vàng ở độ sáng thấp trong khi màu vàng lại bị ngả sang xanh ở độ sáng tối đa, tuy những khuyết điểm này không thể qua mắt được những người dùng khó tính và cẩn thận nhưng để đánh lừa mắt những người dùng phổ thông là điều hoàn toàn có thể.
     
    Bàn phím dọc của Xperia P.
     
    Bàn phím ngang của Xperia P. 
     
    Giao diện và phần mềm
     
    Xperia P được cài sẵn với giao diện Timescape đặc trưng của Sony, chạy trên nền Android 2.3.7 OS (Gingerbread). Điều này có thể khiến nhiều người thất vọng khi mà Gingerbread đã được gần 1 năm tuổi, nhưng Sony cũng đã kịp trấn an người dùng bằng lời hứa hẹn nâng cấp lên Ice Cream Sandwich vào quý II năm nay. Về cơ bản thì giao diện Timescape khá nhạy khi sử dụng cộng với việc Xperia P được trang bị chip lõi kép tốc độ 1GHz nên việc di chuyển giữa các màn hình rất mượt mà, ấn tượng, ngay cả khi người dùng sử dụng nhiều widget. Sony đã cài khá nhiều phần mềm mặc định dành cho Xperia P nhưng bạn hoàn toàn có thể xóa chúng đi một cách dễ dàng. Bàn phím của Xperia P khá nhỏ nên cần cẩn thận khi dùng.
     
    Màn hình khóa máy của Xperia P.

    Phần mềm Timescape của Sony khá hữu dụng nếu cho người hay sử dụng Facebook và Twitter. Phần “Recommended apps” khá tốt trong việc gợi ý các ứng dụng và trò chơi cho người sử dụng.
     
     
    Cấu hình

    Với mức cấu hình khá của vi xử lý NovaThor U8500 tốc độ 1GHz cùng 1GB RAM, Xperia P có thể đảm đương rất tốt hầu hết các tác vụ của người dùng. Hầu như không có hiện tượng lag khi sử dụng với nhiều widget cùng hoạt động trên màn hình. Tuy nhiên, Xperia P không phải là chiếc điện thoại cho người hay chơi games: kết quả thử nghiệm cho thấy hiện tượng tụt khung hình khi có quá nhiều vật thể trên màn hình và pin của máy tụt khá nhanh.

    Dù thiếu vắng khe cắm thẻ nhớ, bộ nhớ trong 16GB sẽ là đủ dùng cho phần lớn người dùng trừ khi bạn là một tín đồ của phim ảnh và muốn lưu trữ nhiều bộ phim hay trên smartphone của mình.
     
    Kết nối
     
    Xperia P cũng được trang bị đầy đủ các kết nối thông thường bao gồm WiFi b/g/n, 3G, Bluetooth 2.1, A-GPS và FM radio. Smartphone tầm trung của Sony sử dụng cổng giao tiếp microUSB cho việc sạc và kết nối máy tính trong khi micro HDMI để kết nối với tivi và công nghệ NFC để kết nối với Sony SmartTags trong tương lai gần.
     
    Trình duyệt mặc định của Xperia P được hỗ trợ đầy đủ các chức năng cơ bản và hỗ trợ flash nhưng vẫn thường hay có hiện tượng lag, giật hình khi duyệt các trang web nặng.

    Trình duyệt của Xperia P không phải là một điểm mạnh.
     
    Camera và đa phương tiện
     
    Với camera Exmor R 8.0 MP ở mặt sau, chất lượng ảnh mà Xperia P mang lại là xuất sắc, kể cả khi thiếu ánh sáng, ảnh vẫn cho màu sắc cân bằng và độ sắc nét cao.
     
    Ảnh chụp ngoại cảnh của Xperia P. 
     
    Thời gian chụp thường kéo dài chỉ 0,5 đến vài giây tùy theo điều kiện ánh sáng. Một tính năng hữu ích được Sony giới thiệu là khi giữ nút camera trên thân máy, bạn có thể chụp ảnh ngay từ màn hình lockscreen rất hữu ích khi chúng ta muốn chộp lại một khoảng khắc ngẫu hứng nào đó.
     
    Chụp ảnh với ánh sáng mạnh. 
     
    Chụp ảnh với ánh sáng yếu.
     
    Chụp nội cành với ánh sáng yếu và sử dụng flash.
     
    Chức năng quay phim của Xperia P có thể nói là ở mức chấp nhận được, mặc dù tính năng focus không được như hứa hẹn.

     
    Video mẫu quay nội cảnh của Xperia P
     
    Video quay không dùng chế độ chống rung.
     
    Video sử dụng chế độ chống rung.
     
    Chức năng chơi nhạc của Xperia P có thể nói là đúng với danh tiếng của Sony. Giao diện đơn giản, widget trên màn hình và lockscreen tiện dụng cho việc chuyển đổi bài hát và equalizer đi kèm tất cả đều đem đến sự thoải mái cho người dùng trong khi đó khả năng xem phim của Xperia cũng không hề kém cạnh khi được hưởng sái từ màn hình độ phân giải qHD sắc nét. Cấu hình ở mức khá cho phép smartphone của Sony có thể chơi hầu hết các định dạng phim từ 720p trở xuống.

     
     
    Tai nghe đi kèm của Xperia P cho thấy chất lượng tốt bất ngờ, cùng với microphone đảm bảo được chất lượng thoại. Loa ngoài được đặt ở bên trái thân máy, đi kèm với công nghệ xLOUD của Sony khá to khiến cho bạn có thể nghe được nhạc chuông ngay cả khi đặt máy trong túi quần.
     
    Tuy nhiên điểm yếu của Xperia P lại là thời lượng pin ở mức dưới trung bình: Viên pin dung lượng 1350mAh của máy chỉ cho thời lượng khoảng 5 tiếng khi gọi bằng 3G. Mặc dù vậy thì nếu chỉ dùng để chơi nhạc thì Sony đã tối ưu hóa để pin có thể chạy khoảng 80 tiếng, hơn hẳn các máy khác cùng tầm tiền. Việc đổi pin là không thể với vỏ nhôm nguyên khối của Xperia P.
     
    Vỏ hộp Xperia P
     
    Phụ kiện đi kèm của Xperia P
     
    Kết luận
     
    Sony Xperia P gần như là sản phẩm tuyệt vời nhất trong so với những chiếc Android tầm trung khác. Được thiết kế vào giao diện đẹp, giá cả không phải là đắt so với những gì chiếc điện thoại này mang lại. Những gì bạn nhận được là camera chất lượng tốt, giao diện đẹp, tiện dụng ùng màn hình rất sáng.
     
    Điểm trừ duy nhất của chiếc điện thoain này là vỏ máy phối màu chưa được hợp lý cùng hệ điều hành Android 2.3 Gingerbread đã có tuổi. Tuy nhiên, với những hứa hẹn về sự nâng cấp về phần mềm sau này, vấn đề này sẽ dễ dàng được khắc phục bởi Sony sẽ nâng cấp hệ điều hành của máy.
     
    Video giới thiệu của Sony Xperia P.
     
    Nếu các bạn có ý định mua về một chiếc Sony Xperia P bằng bất cứ giá nào, toàn bộ nhu cầu của các bạn về một chiếc điện thoại đã được đáp ứng đủ, nhưng chúng tôi muốn khuyên các bạn xem qua vài sản phẩm tương tự khác trước khi có được quyết định cuối cùng. Một ví dụ cụ thể là nếu như các bạn thích thú hơn với chế độ hiển thị AMOLED, chiếc Samsung Galaxy S Advance là một sự lựa chọn tuyệt hơn với mức giá phải chăng. Chiếc HTC Sensation mặc dù đã hơi lỗi thời một chút, nhưng nó không hề thua kém các bậc đàn em của mình và có sự cạnh tranh rất tốt về giá cả.
     
    Tham khảo: PhoneArena
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày