Đánh giá Xiaomi Piston Air: bass, toàn là bass !
Sở hữu thiết kế in-ear lai ear-bud khá "dị", chất âm của chiếc tai nghe này có được như sự kỳ vọng của người dùng?
Từ một nhà sản xuất smartphone đình đám, Xiaomi đã lấn sân sang thị trường tai nghe và đạt được những thành công nhất định với những sản phẩm có thiết kế đẹp, chơi tạp tốt, giá rẻ như series Piston 2.0, Piston 3.0 hay Piston Iron.
Mới đây, "Apple Trung Quốc" tiếp tục tấn công phân khúc giá rẻ khi trình làng Piston Air - chiếc tai nghe sở hữu thiết kế rất "dị" cùng mức giá 320.000 VNĐ (tham khảo tại cửa hàng Xiaomiviet.vn). Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều đối thủ "đồng hương" như Knowledge-Zenith (KZ) hay Venture Electronics (VE), liệu Xiaomi có lấy lại được vị thế của mình?
Vẫn là phong cách đóng hộp "simple is the best" của Xiaomi
Thông số kĩ thuật của chiếc tai nghe này
Bên trong, Piston Air nằm gọn gàng. Chiếc tai nghe mới của Xiaomi không sở hữu thiết kế in-ear truyền thống như Piston 3.0 mà lai với earbud - tương tự chiếc earpod của Apple
Nhìn qua, Piston Air khá giống 1 viên thuốc hay con nhộng. Chiếc tai nghe này rất nhẹ, với trọng lượng chỉ 14(g)
Phần ống dẫn âm khá dài, nghiêng 1 góc 45 độ để đặt vừa vặn trong khoang tai của người đeo
Cả housing lẫn ống dẫn âm (nozzle) đều được làm từ chất liệu silicon để tạo cảm giác thoải mái. Phần củ tai trong suốt để lộ driver bên trong.
Đánh dấu bên tai trái (L), phải (R) trên viến kim loại khá sang trọng
Tên sản phẩm in ở bên trong
Dây dẫn không được bọc vải như Piston 3.0 hay Piston Iron. Nhưng bù lại, nó vẫn khá dày, chắc chắn và chống xoắn rối tối.
Cụm microphone (tương thích iOS, Android) và điều khiển media control, nhận cuộc gọi
Jack chữ I khá chắn chắn. Tuy vậy sẽ tốt hơn nếu Xiaomi trang bị jack chữ L cho chiếc tai nghe mới này
Điểm qua thông số kĩ thuật, với trở kháng thấp (32 ohm) và độ nhạy cao (103dB), Piston Air có thể phối ghép với đa dạng nguồn phát. Thực tế, trong tầm giá này thì sự khác biệt khi Piston Air cắm AMP/DAC, máy nghe nhạc tầm trung và cắm chay với smartphone là không đáng kể. Chúng ta nên đơn giản hóa vấn đề, nguồn phát từ smartphone là quá đủ với chiếc tai nghe này.
Piston Air phối ghép cùng Sony Walkman E394
Sở hữu thiết kế lai giữa in-ear và ear-bud, Piston Air mang lại cảm giác đeo rất dễ chịu, thoải mái và nhẹ nhàng - tương tự như earpod của Apple hay Sony STH30. Với ống dẫn âm và củ tai làm từ silicon mềm dẻo, khả năng fit và cách âm của chiếc tai nghe này khá tốt. Thực tế khi tôi nghe nhạc ở mức âm lượng 60-70%, hầu hết tạp âm ồn ào từ môi trường bên ngoài đều bị loại bỏ.
Về chất âm, thay vì theo đuổi phong cách đánh tạp của Piston 2.0 hay Piston 3.0, tai nghe mới của Xiaomi có nhiều nét tương đồng với Piston Iron - chiếc in-ear chuyên Dance hay EDM, thứ âm thanh điện tử đầy mê hoặc đang ngày càng được giới trẻ ưa chuộng và trở thành một xu hướng nghe nhạc trên toàn thế giới.
Chất âm trên Piston Air tập trung phần lớn vào dải âm trầm: bass thiên rất nhiều về lượng, mạnh mẽ, lan tỏa và có chút kéo đuôi. Tuy nhiên, kiểm soát bass là chưa thực sự ổn, upper bass quá nhiều, mid bass decay dài hơn cần thiết và thậm chí là lấn át cả 2 dải âm còn lại. Đấy là lí do tại sao mid, treble bị chìm hẳn xuống, không có sân khấu để phô diễn dù vẫn thể hiện được đôi chút mượt mà, ấm áp.
Piston Air cùng Redmi Note 3 Pro
Sẽ là quá tham lam nếu chúng ta mong đợi quá nhiều ở một chiếc tai nghe giá rẻ ở mức giá hơn 300.000 VNĐ. Với Piston Air, những gì người dùng nhận được là 1 sản phẩm sở hữu thiết kế độc đáo, chất lượng hoàn thiện tốt, tích hợp microphone và cảm giác đeo nhẹ nhàng thoải mái.
Nếu không có nhiều cảm tình với dòng tai nghe in-ear, Piston Air là một lựa chọn không tồi để chiến Dance, Pop, EDM trong phân khúc giá rẻ vốn rất khốc liệt này.
Xin cảm ơn cửa hàng Xiaomiviet.vnđã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện bài viết này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming