Danh sách những virus chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại: từ virus cúm cho tới HIV
Những đại dịch khủng khiếp có thể xóa sổ nhân loại lại phát sinh từ những sinh vật ta chẳng bao giờ tận mắt nhìn thấy được.
Virus không tự nhiên biến thành kẻ thù của loài người. Những sinh vật nhỏ bé, mơ hồ này xuất hiện trong mọi loại môi trường trên Trái đất, đóng nhiều vai trò khác nhau. Những loài virus cổ đại còn góp phần trong quá trình hình thành ý thức của con người. Nhưng cũng có những loài virus nguy hiểm vô cùng, thậm chí nguy hiểm tới mức chết người.
Không cần phải bàn cãi, virus cúm chính là là kẻ giết người không dao ghê gớm nhất. Nhìn lại năm 1918, khoảng 50 đến 100 triệu người chết do mắc phải virus cúm, tức là khoảng 5% tổng dân số của cả trái đất lúc bấy giờ. Gần nửa tỷ người nhiễm bệnh. Căn bệnh này không từ chối bất cứ một đối tượng nào, từ thanh niên cho đến người già, trẻ nhỏ.
Rất nhiều câu chuyện sinh ra xung quanh dịch bệnh này, nhưng chắc chắn rằng, cúm chính là đại dịch khủng khiếp nhất của lịch sử nhân loại. Và lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại nếu chúng ta lơ là công tác phòng chống, hay thiếu sự đầu tư cho những cơ quan, bộ phận chủ chốt trong công cuộc phòng ngừa đại dịch khủng khiếp này.
Với tổng số ca tử vong đạt được, virus cúm H1N1 trở thành loại virus nguy hiểm nhất trong các loại cúm. Nhưng nếu chỉ xét số lượng tử vong trên tổng số ca nhiễm bệnh của các loại virus, theo ước tính sơ bộ, các ca tử vong trên tổng số ca bệnh do H1N1 gây ra chiếm khoảng 20%, 1 con số nhỏ hơn rất nhiều so với các chủng virus anh em khác trên thế giới tính đến bây giờ.
Lấy virus dại làm ví dụ. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, dịch dại xảy ra trên hơn 150 nước khắp thế giới. Nó có mặt trên mọi châu lục, ngoại trừ Nam Cực, và 99% lây truyền qua vết cắn trên người của chó. Trẻ em từ 5 đến 14 tuổi là đối tượng lớn nhất của dại.
Các biến thể khác nhau có thời gian ủ bệnh và tính chất dịch tễ khác nhau. Những người mắc virus dại thể nặng có thể có các triệu chứng sợ nước và không khí sạch, vài ngày sau, tim ngừng đập và chết. Những người mắc dại thể nhẹ thường có diễn biến bệnh lâu hơn. Ban đầu, cơ vùng vết cắn sẽ bị tê liệt và cuối cùng rơi vào tình trạng hôn mê do não và tủy sống liên tục bị hưng phấn. Elke Muhlberger, giáo sư vi sinh tại Đại học Boston cho biết, nếu không được điều trị, bệnh dại 100% sẽ gây tử vong.
Tuy nhiên, hiện đã có vaccine phòng dại cho chó. Ngoài ra, chúng ta cũng sở hữu những phương pháp điều trị có sẵn cho con người trong trường hợp bị cắn. Trên thực tế, cứ mỗi năm, có hơn 15 triệu người trên toàn thế giới được tiêm chủng sau khi bị chó dại cắn, và điều này giúp cứu được hàng trăm nghìn sinh mạng mỗi năm.
Nhờ có chương trình tiêm phòng toàn diện của Khu vực Châu Mỹ bắt đầu vào năm 1983, tỷ lệ mắc bệnh dại ở người và chó đã giảm xuống 95% rồi 98%. Tại Đông Nam Á cũng đang tiến hành một chương trình tương tự. Kết quả là đến nay, tử vong do bệnh dại không còn phổ biến nữa.
Tiếp đó là nỗi sợ kinh hoàng Ebola. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, Ebola lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1976 trong 2 vụ dịch song hành tại phía nam Sudan và DRC. Tình trạng bệnh ác tính do Ebola gây ra đã được giới báo chí nhắc đi nhắc lại nhiều năm qua. Các chuyên gia y tế công cộng đã bắt tay vào nghiên cứu khả năng lây truyền ngoài vùng DRC trong vụ dịch gần đây nhất.
Theo ước tính trung bình, người nhiễm virus Ebola có tỉ lệ tử vong lên tới con số 50%. Tỉ lệ này đã giảm đáng kể so với trước đây (25% đến 90%) do người bệnh được điều trị sớm, bù nước tốt và giải quyết triệt để các triệu chứng.
Ebola lây lan rất nhanh giữa người với người. Do đó, giáo dục cộng đồng và hôn nhân rất quan trọng và là chìa khóa cho phòng chống lây truyền Ebola. Mặc dù đã có rất nhiều loại vaccine được nghiên cứu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có loại nào được hoàn thành, hay nói cách khác, chúng ta chưa có thuốc chữa trị loài virus chết người này.
Gây ra cơn sốt xuất huyết là loài virus cùng họ Filoviridae với Ebola. Chúng có độc lực tương đồng nhau. Ngoài ra con đường lây nhiễm cũng nhanh chóng giống nhau: lây nhiễm qua tiếp xúc vật lý giữa người và người; giữa người với xác chết động vật có bệnh, đặc biệt là khỉ và dơi ăn quả. Cũng tương tự như Ebola, hiện chúng ta vẫn chưa có vaccine cho loại virus này. Tuy nhiên, nó không gây đại dịch nguy hiểm. Loại virus này tập trung ở gần Rousettus aegypti, nơi có nhiều dơi ăn quả.
HIV cũng có thể được kể đến trong bản danh sách chết chóc này. Tuy nhiên, ngày nay, chẩn đoán HIV không còn là bản án tử hình nữa. Những nỗ lực trong việc nghiên cứu và kiểm soát đã làm thay đổi hoàn toàn các vụ đại dịch cả về tính chất và quy mô. So với vài chục thập kỷ trước, những người mang theo tác nhân gây bệnh, giờ đây nhờ có các phương tiện thuốc men hiện đại, không những giảm được nguy cơ tử vong, mà còn giảm cả nguy cơ lây lan cho những người xung quanh mình.
Nhờ có phát triển mở rộng liệu pháp kháng virus, tăng cường giáo dục cộng đồng, và các phương pháp phòng ngừa hiệu quả, mà số lượng người lớn và trẻ em chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV đã giảm một cách đáng kể trên toàn cầu.
Trong năm 2015, khoảng 1,1 triệu người chết vì các biến chứng liên quan đến AIDS, ít hơn 45 % so với năm 2015, mặc dù trong thời gian đó đã có sự gia tăng dân số đáng kể ở các khu vực thường gặp bệnh này. Liên hợp quốc đã cam kết chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 vì mối đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Tỷ lệ tử vong thay đổi tùy thuộc vào sức khỏe của con người và khả năng tiếp cận được các liệu pháp kháng virus của họ. Theo ghi nhận của Đại học California San Francisco, một người được chẩn đoán nhiễm HIV, với điều trị y tế tốt có thể sống đến 40 năm nữa. Nhưng AIDS là tên thần chết mà họ chắc chắn sẽ phải đụng mặt trong tương lai.
Có thể nói, rõ ràng tỷ lệ tử vong chỉ là một yếu tố quyết định sự nguy hiểm của virus, trong số rất nhiều các yếu tố khác, ví dụ như tốc độ lây lan, con đường lây lan, loại cộng đồng bị nhiễm trùng, khả năng tồn tại trong các môi trường khác nhau của virus, sức đề kháng của ta đối với nó, và khả năng phản ứng của các cơ quan đầu ngành trước một dịch bệnh bùng nổ do virus.
Sởi cũng là căn bệnh từng gây nên nỗi ám ảnh không quên với nhân loại. Tuy nhiên, nhờ sự ra đời của vaccine, loài người đã đánh bại chúng từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng do các thành phần cố tình “nói không với vaccine”, sởi vẫn đang tiến triển, với một tốc độ hết sức chậm chạp tại Mỹ và châu Âu.
Các virus sống kí sinh trong cơ thể muỗi là loài khó đối phó nhất. Chúng cứ tiếp tục tái diễn các đợt dịch bệnh mỗi khi mùa nóng đến, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Đáng buồn thay, ta đang tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển khi làm ô nhiễm môi trường và tăng sự nóng lên toàn cầu. Sốt xuất huyết, sốt vàng, Zika và vi rút West Nile đều lây lan theo cách này.
Nỗi lo ngại song hành là virus có thể đột ngột thay đổi để trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với trước đây. Cúm là một ví dụ về điều đó. Điều đáng buồn nằm ở chỗ, chúng ta không thể làm gì để thay đổi các đột biến ác tính này. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đảm bảo loài người được chuẩn bị tốt nhất có thể cho đại dịch tiếp theo - bất kể nó là gì, và bất cứ khi nào nó đến.
Tham khảo: Livescience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"