Đạo diễn Dune phần 2 hé lộ lý do tại sao phân cảnh trên hành tinh của gia tộc Harkonnen có màu đen trắng

    Kim,  

    Denis Villeneuve đã dựa vào những tình tiết ít ỏi trong nguyên tác cùng tên để tiếp tục sáng tạo.

    Bài viết KHÔNG nói trước nội dung bộ phim.

    Hai phần Dune của đạo diễn Denis Villeneuve mang tới mang tới cho độc giả tiểu thuyết Dune một phiên bản điện ảnh gần sát với nguyên tác, đồng thời mang lại cho khán giả những bữa tiệc thị giác mãn nhãn. Người xem Dune phần 2, và cả những người theo dõi từng trailer của Dune 2 cũng đều nhận thấy một điểm rất khác biệt đến độc đáo: những phân cảnh Feyd-Rautha tham chiến tại đấu trường đều có màu đen trắng.

    Tại sao lại như vậy? Đáp án cho thắc mắc này tới từ hai phần: kỹ thuật, và cốt truyện.

    Đạo diễn hình ảnh của Dune, ông Greig Fraser đã sử dụng camera hồng ngoại để lấy về những thước phim … xám xịt. Hiệu ứng ngay lập tức để lại ấn tượng trong mắt người xem: trong những trailer đầu của Dune phần 2, phân cảnh đen trắng khiến nhân vật Feyd-Rautha (do Austin Butler thủ vai) đặc biệt nhợt nhạt, nổi bật giữa những hình hài vận đồ đen cũng như đấu trường đen đúa trên hành tinh Giedi Prime.

    Trong trailer, phân cảnh đen trắng trên Giedi Prime như một điểm nhấn "xấu xí", như chính gia tộc Harkonnen vậy - Video: Warner Bros.

    Lý do thứ hai, nằm tại khả năng sáng tạo của đạo diễn Denis Villeneuve. Trong nguyên tác, Frank Herbert không đưa ra nhiều thông tin về Giedi Prime - hành tinh quê hương của gia tộc Harkonnen. Theo những gì độc giả biết, hành tinh này đã bị “công nghiệp hóa” một cách cực đoan, có thể so sánh nó với một vùng đất hoang bị ô nhiễm nặng nề.

    Trong mắt đạo diễn Villeneuve, hành vi khai thác triệt để của gia tộc Harkonnen đối nghịch với triết lý của bộ tộc Fremen - những con người nuôi dưỡng một nền văn hóa gắn liền với môi trường bản địa. Sự tương phản của hai cách nhìn nhận thế giới là một chủ đề đáng đào sâu tìm hiểu.

    Tôi thích cái cách Frank Herbert dẫn dắt diễn biến tâm lý của một bộ lạc bị ảnh hưởng bởi môi trường. Nếu bạn muốn tìm hiểu về người Fremen, bạn sẽ phải hiểu về sa mạc và rồi bạn sẽ biết cách họ nghĩ, cách họ nhìn nhận thế giới, rồi hiểu về văn hóa, đức tin và tôn giáo của họ”.

    Tuy nhiên, bút tích của đại văn hào Frank Herbert không nhắc nhiều tới các chi tiết xoay quanh hành tinh Giedi Prime. Vì thế, Denis Villeneuve đã phải … phóng tác. Ông quyết định sử dụng ánh sáng để kể một khía cạnh khác của câu chuyện.

    Đạo diễn Dune phần 2 hé lộ lý do tại sao phân cảnh trên hành tinh của gia tộc Harkonnen có màu đen trắng- Ảnh 1.

    Hành tinh Giedi Prime xuất hiện trong Dune phần 1.

    Tôi muốn tìm thứ gì đó có sức gợi cảm và có sức mạnh điện ảnh để lột tả gia tộc Harkonnen”, Villeneuve trả lời phỏng vấn Polygon.

    Đạo diễn Dune phần 2 hé lộ lý do tại sao phân cảnh trên hành tinh của gia tộc Harkonnen có màu đen trắng- Ảnh 2.

    Bách khoa Toàn thư Dune, cuốn sách đi kèm bộ tiểu thuyết dài 6 phần của Frank Herbert - Ảnh: Internet.

    Tôi muốn [hành tinh Giedi Prime] độc đáo, và qua đó cho chúng ta biết về nguồn gốc của hệ thống chính trị của gia tộc; nguồn gốc của sự nhạy cảm, thẩm mỹ, cách thức, mối quan hệ của họ với thiên nhiên. Tôi nghĩ rằng một mặt trời lấy đi các màu sắc thay vì lộ tả chúng sẽ nói lên rất nhiều về cách gia tộc Harkonnen hành xử và suy nghĩ”.

    Việc đạo diễn Denis Villeneuve phóng tác trước những chi tiết trong nguyên tác hoàn toàn đúng với dụng ý của cố tác giả. 

    Trong một buổi phỏng vấn với giáo sư văn học Willis E. McNelly hồi năm 1969, Frank Herbert nhận định rằng, ông đưa vào Dune rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng không phát triển chúng, ông mong độc giả tự thấy thú vị với những tiểu tiết này, và tự phát triển nó theo trí tưởng tượng của mình.

    Đạo diễn Villeneuve chỉ đơn giản là … “nạn nhân” mới nhất của lý tưởng này. Trước đây, vô số độc giả của Dune cũng đã tự mình sáng tạo, bổ sung những chi tiết rất thú vị cho vũ trụ Dune.

    Trong cuốn Bách khoa Toàn thư Dune (The Dune Encyclopedia), giáo sư McNelly và 42 độc giả trung thành của bộ tiểu thuyết đã mô tả rất nhiều những khía cạnh không được phát triển trong Dune, như công nghệ làm nên bộ đồ stiltsuit của tộc Fremen, tiểu sử nhân vật chính, cấu trúc bộ máy của những tổ chức như Bene Gesserit hay Mentan, đặc tính hương dược hay các hành tinh có trong Dune.

    Với việc đưa thành công Dune lên màn ảnh lớn, đạo diễn Denis Villeneuve đã làm được cùng lúc hai việc. Tạo nên tuyệt tác từ một bộ tiểu thuyết vốn được cho là “không thể làm thành phim”, và tiếp nối lý tưởng sáng tạo mà đại văn hào Frank Herbert đã đặt ra.

    Đạo diễn Dune phần 2 hé lộ lý do tại sao phân cảnh trên hành tinh của gia tộc Harkonnen có màu đen trắng- Ảnh 3.

    Giedi Prime trong tưởng tượng của nhà thiết kế kỳ tài H.R. Giger. Đây là tấm hình concept art được sử dụng trong khâu chuẩn bị dự án Dune (1965) của đạo diễn Alejandro Jodorowsky. Tuy nhiên, dự án không bao giờ được thực hiện.

    Đạo diễn Dune phần 2 hé lộ lý do tại sao phân cảnh trên hành tinh của gia tộc Harkonnen có màu đen trắng- Ảnh 4.

    Giedi Prime trong phiên bản điện ảnh Dune (1984) của đạo diễn David Lynch.

    Bạn có thể thấy rõ cả mạch máu của nhân vật”, Villeneuve nói về phân cảnh đen trắng trong Dune. “Mắt họ trở nên rất sắc và kỳ lạ, đến mức nhân vật dường như biến thành ma cà rồng hay phù thủy, là những thứ tôi thấy rất giống với gia tộc Harkonnen. Đây là một cách làm giàu bối cảnh thế giới và khiến nó độc đáo”.

    Ông cười và nói thêm: “Về mặt nghệ thuật, thì tôi thích đen trắng lắm, nên đây cũng là tiền đề để tôi làm vậy”.

    Đạo diễn Dune phần 2 hé lộ lý do tại sao phân cảnh trên hành tinh của gia tộc Harkonnen có màu đen trắng- Ảnh 5.

    Feyd-Rautha trên hành tinh Giedi Prime.

    Cũng nói về phân cảnh độc đáo này, Denis Villeneuve trả lời phỏng vấn Moviefone. Nội dung như sau:

    Ý tưởng này đến từ cuốn tiểu thuyết. Một trong những điểm mà tôi yêu thích là, cuốn sách là một nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ sinh thái đối với con người, tất cả từ bản chất của hệ sinh thái, việc con người phát triển các tôn giáo, kỹ thuật, và cách sinh tồn, toàn bộ văn hóa của họ, chúng ta là sản phẩm của môi trường sống và khi bạn muốn biết về người Fremen, bạn chỉ cần nhìn vào sa mạc và nó sẽ cho bạn biết về dân cư bản địa.

    Tôi rất thích thú ý tưởng này và tôi đã cố áp dụng nó với Giedi Prime, quê hương của gia tộc Harkonnen [...[ một thế giới bị tách biệt khỏi thiên nhiên. Đó là một thế giới bằng nhựa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ thú vị nếu ánh sáng mặt trời có thể bộc lộ chút ít về tâm lý của nhà Harkonnen. Nếu thay vì tiết lộ màu sắc, ánh sáng mặt trời [trên Giedi Prime] đang giết chết họ và tạo ra một thế giới đen trắng rất kỳ lạ, điều đó sẽ cho chúng ta thông tin về cách những người này nhận thức về thực tế, về hệ thống chính trị của họ, về nền văn hóa thô sơ và tàn nhẫn đó và nó đã có trong kịch bản. Greig đã được truyền cảm hứng rất lớn từ điều đó, và chúng tôi đã thử làm xem sao.

    Tôi muốn một màu đen và trắng sẽ có vẻ ngoại lai và đến từ một thế giới khác, một thứ ánh sáng mặt trời chưa từng có trong điện ảnh. Greig đã đưa ra ý tưởng sử dụng công nghệ hồng ngoại - thứ tôi vốn rất thích - và chúng tôi đã quay bộ phim theo cách đó. Chỉ có điều là khi bạn quay phim theo cách này, không có đường quay lại. Tôi nói với anh ấy: "Bạn phải biết rằng, chúng ta làm vậy là sẽ không có đường lui đâu. Không thể thêm màu vào sau khi quay xong phân cảnh này đâu đấy".

    Và có Điều tôi yêu thích về [nhà sản xuất] Mary Parent là cô ấy rất giỏi, cô ấy không bị nỗi sợ chi phối, và cô ấy đã ủng hộ ý tưởng này một trăm phần trăm.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ