"Đứa trẻ" AI đầu tiên trên thế giới: Sở hữu trí tuệ vượt bậc, hơn hẳn JARVIS của Vũ trụ điện ảnh Marvel?
Đồng Đồng là tên của "đứa trẻ" AI đầu tiên trên thế giới do Trung Quốc tạo ra.
- Chạy xe máy về quê đón Tết và những điều cần lưu ý!
- Sở thú ở Anh triển khai kế hoạch mới để hạn chế việc chửi thề không ngừng của vẹt!
- Các nhà khoa học tạo ra một máy tính sinh học lai có thể trở thành nền tảng để nghiên cứu các mô hình não bộ!
- Tin tặc vẫn có thể theo dõi bạn ngay cả khi bạn che webcam
- Bí ẩn về những bong bóng 'đông lạnh' tại hồ Abraham
Không giống như các mô hình ngôn ngữ lớn truyền thống trong AI, Đồng Đồng (Tong Tong) sở hữu khả năng chủ động thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, điều này khiến nó gần giống với JARVIS của Iron Man hơn bất kỳ bot AI nào khác trên thế giới hiện nay.
Bạn có nhớ JARVIS - trợ lý AI ảo của Tony Stark, điều hành và chăm sóc tất cả các hệ thống nội bộ trong các tòa nhà của Stark và bộ đồ Iron Man? JARVIS đã góp phần đưa vai diễn Tony Stark của nam diễn viên người Mỹ Robert Downey Jr. trở thành một trong những siêu anh hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh gần đây.
Ngày 2/2/2024, SCMP đưa tin, tại Triển lãm quốc tế Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo Tổng hợp tổ chức tại Bắc Kinh ngày 28 - 29/1, nhà khoa học AI tên Zhu Songchun (người Trung Quốc) đã giới thiệu thực thể AI đầu tiên trên thế giới. Thực thể này được Zhu Songchun - Giám đốc Viện Trí tuệ nhân tạo tổng hợp Bắc Kinh (BIGAI) - chế tạo và đặt tên là Đồng Đồng (Cô Bé).
FirstPost (Ấn Độ) bình luận, sự khác biệt duy nhất ở đây là trong khi JARVIS của Vũ trụ điện ảnh Marvel cung cấp năng lượng cho toàn bộ ngôi nhà của Tony Stark và quan trọng hơn là giúp Tony Stark điều khiển bộ đồ Iron Man thì "JARVIS trong thế giới thực" (ý chỉ Đồng Đồng) là một thực thể AI được hình thành dựa trên các đặc điểm của một bé gái có khả năng thể hiện hành vi của một đứa trẻ 3-4 tuổi.
"Đứa trẻ" AI đầu tiên trên thế giới có đầy đủ cảm xúc hỉ nộ
Không giống như các mô hình ngôn ngữ lớn truyền thống trong trí tuệ nhân tạo (AI), Đồng Đồng không những sở hữu khả năng tự giao nhiệm vụ một cách độc lập mà còn thể hiện các kỹ năng giải quyết vấn đề, chẳng hạn như sửa tranh bị treo lệch, dùng ghế đẩu để leo lên những nơi cao và dọn sạch sữa bị đổ.
Nhờ khả năng diễn giải ý định của con người và thực hiện nhiệm vụ một cách tự động khiến cô bé AI này trở nên rất khác biệt, SCMP thông tin.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Đồng Đồng được thiết kế để tự học và được cho là có những cảm xúc như vui, giận và buồn. Cô bé được mô tả là "đứa trẻ" sở hữu trí tuệ, cố gắng hiểu lẽ thường do con người dạy, phân biệt đúng sai, thể hiện thái độ trong nhiều tình huống khác nhau và có khả năng định hình tương lai.
Xét về tiêu chuẩn trí tuệ nhân tạo nói chung, tuy Đồng Đồng chỉ mới là "đứa trẻ" lên ba nhưng thông qua việc khám phá và tương tác giữa con người với nhau, cô bé có thể liên tục nâng cao kỹ năng, kiến thức và giá trị của mình.
Ông Zhu Songchun, một học giả nổi tiếng về AI, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển trí tuệ nhân tạo nói chung bằng cách tạo ra các thực thể AI tạo sinh có nhiều kỹ năng và khả năng hiểu được thế giới thực. Sự phát triển của Đồng Đồng đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc theo đuổi AI có thể tích hợp liền mạch vào môi trường của con người.
Tham khảo: SCMP, FirstPost
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời