Đặt nhiều mục tiêu mà chẳng bao giờ hoàn thành: 99% bạn đang mắc phải hội chứng này!

    PV,  

    Chúng ta đều đôi lúc tự nói với mình những lời tiêu cực. Khi điều này xảy ra thường xuyên, nó sẽ dẫn đến hội chứng tự phá mình (self-sabotage), ngăn cản chúng ra hướng tới mục tiêu và ước mơ của mình.

    “Bạn không thể làm được đâu!”

    “Cách đó quá khó để thực hiện!”

    “Dù có cố gắng thì bạn cũng sẽ thất bại thôi!”

    Những lời nói này có vẻ như đến từ một kẻ độc ác luôn muốn vùi dập chúng ta. Nhưng thật không may, đây là những lời chẳng hay ho, do chính bạn tự cầm dao đâm vào chính mình.

    Chúng ta đều đôi lúc tự nói với mình những lời tiêu cực. Khi điều này xảy ra thường xuyên, nó sẽ dẫn đến hội chứng tự phá mình (self-sabotage), ngăn cản chúng ra hướng tới mục tiêu và ước mơ của mình.

    Điều tồi tệ là chúng ta chẳng nhận ra điều gì đang xảy ra. Thay vào đó, chúng ta lại nuôi dưỡng, củng cố những thông điệp tiêu cực. Và rồi khi nhận ra được thì rất khó phá vỡ hội chứng này.

    Dấu hiệu bạn đang “tự phá” chính mình là khi bạn ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu mà chẳng có lý do hợp lý nào cả. Kỹ năng, khả năng và khao khát, bạn đều có đủ nhưng dường như cả thế giới dường như chống lại bạn, bạn chẳng thể tiến về phía trước.

    Khi cảm thấy không thể làm thứ mà bạn nghĩ mình nên làm hoặc không nên làm mặc dù trong tâm khảm, bạn muốn hoặc cần làm nó thì chính là lúc “self-sabotage” đang kiểm soát con người bạn.

    Dưới đây là một số những biểu hiện phổ biến của hội chứng tự phá mình:

    Trì hoãn

    - Biết rằng mình nên làm nhưng lại liên tục trì hoãn hết lần này đến lần khác

    - Bắt đầu các kế hoạch nhưng chẳng bao giờ hoàn thành

    - Cảm thấy mất động lực hoặc không thể tiếp tục ngay cả khi có nhiều cơ hội tuyệt vời đến với bạn.

    Những ước mơ không thành

    - Mơ ước mình sẽ đạt được điều gì đó, nhưng lại chẳng bắt tay vào thực hiện

    Lo lắng

    - Lo lắng về những điều không thực sự quan trọng

    - Sợ rằng sẽ bị mọi người cười chê khi bạn thất bại.

    - Sợ sẽ mất bạn bè khi thất bại

    - Hoài nghi về khả năng của bạn thân mặc dù biết mình có năng lực

    - Cảm thấy căng thẳng, lo lắng dù chẳng biết lý do tại sao khi cố gắng làm điều gì đó quan trọng.

    Giận dữ

    - Lời nói và hành động thể hiện sự công kích chứ không phải quyết đoán, và cố tình không thay đổi điều này.

    - Phá hoại mối quan hệ với gia đình, bạn bè đồng nghiệp với sự giận dữ và ghen tị.

    Cảm thấy mình vô dụng

    - Phóng đại, cường điệu hóa các thành tích của người khác nhưng lại hạ thấp giá trị bản thân.

    - Bị ám ảnh bởi những chỉ trích sai lầm

    - Để cho người khác vùi dập bạn.

    Bất kể hành vi “tự phá mình” của bạn là gì thì bạn bắt buộc phải vượt qua chúng nếu muốn thay đổi tích cực hơn. Nếu để lý trí lấn át, luôn nói với mình những ý nghĩ tiêu cực thì bạn đang hủy hoại sự tự tin và lòng tự trọng của chính mình. Mỗi lần thất bại, bạn lại tự khẳng định với bản thân: Mình thật vô dụng.

    Và cứ như vậy, bạn sẽ càng trở nên thất vọng, chán nản và giận dữ với bản thân mình hơn. Tuy vậy bạn có thể tự giải cứu cho chính mình.

    Phá vỡ vòng xoáy của sự tự phá mình

    1. Nhận ra hành vi “tự phá mình”

    Hãy tự hỏi bản thân:

    - Có mục tiêu nào bạn tự đặt ra rất lâu rồi nhưng không thể thực hiện được?

    - Bạn liên tục thất bại mà chẳng rõ nguyên nhân là gì?

    - Có điều gì mà bạn thấy mình thường xuyên trì hoãn và không thể ra quyết định?

    - Bạn có thường xuyên mất động lực khi làm điều mình muốn?

    - Bạn có thấy mình hay giận dữ hay nổi cơn thịnh nộ vô cớ không, điều đó có ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn không?

    - Có điều gì khiến bạn luôn nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn không?

    Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi trên để biết những tình huống bạn đang tự hủy hoại chính mình.

    2. Kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực

    Nghĩ về những điều bạn tự nói với chính mình. Viết ra tất cả những suy nghĩ tiêu cực của bạn dù cho chúng ngu ngốc và điên rồ đến thế nào.

    3. Thách thức suy nghĩ “tự phá mình”

    Khi đã hiểu rõ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu hoặc thì hãy tự hỏi chính mình;

    - Nguyên nhân sâu xa hơn đằng sau những suy nghĩ tự phá là gì?

    - Những suy nghĩ này có dựa trên lý trí hay sự kiện thực tế nào không?

    - Những thất bại trong quá khứ có vô cớ ngăn cản bạn thay đổi tích cực không?

    4. Phát triển lại sự tự tin

    Sau khi đã nhận diện và gạt bỏ lý trí sai lầm về các hành vi “tự phá mình”, giờ bạn cần thoải mấy xây dựng lại sự tự tin của bản thân. Hãy hỏi mình những câu sau:

    - Bạn có thể tự nói điều gì tích cực và tạo động lực cho bản thân?

    - Bạn có những ý kiến nào? Có những cách nào có thể giúp bạn đạt được mục tiêu?

    - Với những điều bạn chưa đạt được trong quá khứ, bạn có thể xây dựng sự tự tin bằng cách thiết lập và đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn không?

    Luôn trả lời với niềm tự tin tích cực nhất. Khi kỹ năng, niềm tin và hành động kết nối với nhau thì bạn sẽ xây dựng được một hệ thống mà các trạng thái thể chất, cảm xúc và tâm lý của bạn đều đi đúng hướng để làm những thứ tư duy bạn đã thiết lập.

    Sau đó, sử dụng những câu trả lời để hình thành thông điệp truyền cảm hứng tích cực cho bạn, chẳng hạn: “Mặc dù tôi không chắc mình có thể hoàn thành dự án đúng hạn, tôi biết tôi có đủ tài nguyên, kỹ năng cần thiết để hoàn thành nó. Từ khi bắt đầu thực hiện, tôi biết tôi sẽ giải tỏa được sự căng thẳng, lo lắng và tôi đã trải qua khi trì hoãn”.

    Kết

    Biến ước mơ thành hiện thực đòi hỏi phải có kế hoạch rõ ràng, làm việc chăm chỉ và nỗ lực hết mình. Tuy nhiên, để bắt đầu quá trình, bạn cần tin vào chính khả năng của bạn.

    Theo Trí thức trẻ/Cafebiz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày